Phạm tội khi say rượu có được giảm nhẹ TNHS không?

02/10/2017 10:38

(kiemsat.vn)
Theo quy định pháp luật Việt Nam, phạm tội khi đang say rượu không được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Trái lại, đây còn là tình tiết định khung tăng nặng đối với một số tội danh.

Phạm tội khi say rượu có được giảm nhẹ TNHS không?

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Tại Điều 14 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:“Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Điều này lại tiếp tục được khẳng định tại Điều 13 BLHS năm 2015: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo quy định pháp luật thì người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong tình trạng say, làm mất hoàn toàn hoặc hạn chế một phần khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi  vẫn phải chịu TNHS như bình thường.

Quy định như vậy, bởi lẽ: Trước khi say, họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, việc họ bị mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự hoàn toàn do người phạm tội lựa chọn và quyết định. Vì thế, TNHS đặt ra đối với họ là ở thời điểm chưa say. Mặt khác, quy định này còn có ý nghĩa trong việc giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn việc lợi dụng tình trạng say rượu, bia hoặc chất kích thích khác để thực hiện tội phạm.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa án không coi phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 hoặc khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015. Trái lại, đây còn được  quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội phạm như:

– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 hoặc Điều 260 BLHS năm 2015;

– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt quy định tại Điều 208BLHS năm 1999 hoặc Điều 267 BLHS năm 2015;

– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ quy định tại Điều 212 BLHS năm 1999 hoặc Điều 272 BLHS năm 2015.

Ánh Phượng

Bài viết có liên quan >>>

Họp báo công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 và 05 đạo luật

“Tự thú”, “Đầu thú” theo quy định của BLTTHS năm 2015

Thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2015

Sắp hầu tòa chỉ vì… cái “loa kẹo kéo”

(Kiemsat.vn) - Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã nổi rộ lên phong trào hát “nhạc sống” bằng “loa kẹo kéo”, tụ tập đám đông, vừa ăn nhậu vừa hát gây mất trật tự công cộng, thậm chí xảy ra mâu thuẫn, xô xát giữa các nhóm thanh niên.

Quy định có lợi của BLHS 2015 với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

(Kiemsat.vn) - Về áp dụng quy định có lợi cho bị can, bị cáo đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự 2015 vẫn còn có cách hiểu, áp dụng chưa thống nhất. Vụ án được nêu trong bài là một ví dụ.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang