Đề xuất pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội tài trợ khủng bố và rửa tiền
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, hai phương án liên quan đến ý kiến đề nghị mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội “Tài trợ khủng bố” (Điều 300) và tội “Rửa tiền” (Điều 324) đã được đưa ra để các đại biểu cho ý kiến trước khi Quốc hội chính thức thảo luận trong kỳ họp tháng 5 tới.
Trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam
Kẻ đâm xe vào hiến binh ở đại lộ Pháp được trang bị súng và thuốc nổ
Toàn cảnh vụ tấn công khủng bố bằng xe tải và dao ở Anh
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Theo báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo và Ngân hàng Nhà nước thì một số Công ước của Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên bắt buộc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải hình sự hóa hành vi phạm tội rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với pháp nhân phạm tội.
Theo chu kỳ, năm 2018, quốc tế sẽ tiến hành rà soát, đánh giá về những tiến triển của Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu chúng ta không thực hiện cam kết về việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hai tội trên thì sẽ có nguy cơ bị xếp hạng “không tuân thủ” và bị đưa trở lại vào danh sách các quốc gia thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phải chịu sự rà soát của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như đã từng bị vào năm 2010, gây ảnh hưởng bất lợi về nhiều mặt.
Điều 300 – tội “Tài trợ khủng bố”, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Điều 324 – tội “Rửa tiền”, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Phương án hai là không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội “Tài trợ khủng bố” (Điều 300) và tội “Rửa tiền” (Điều 324).
V.H/ Báo Công an nhân dân
Chủ tịch Quốc hội chia buồn về vụ tấn công thủ đô Thụy Điển
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.