ĐBQH đề xuất cho FPT thu học phí bằng Bitcoin
(kiemsat.vn) – Tại phiên thảo luận Quốc hội diễn ra sáng 01/11, Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) đã kiến nghị Chính phủ chấp nhận cho Đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng Bitcoin đối với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để giúp xây dựng đề án của Thủ tướng một cách tốt hơn.
Bitcoin: Tiền ‘ảo’ mất tiền thật
“Cơn sốt” tiền ảo – tương lai hay bong bóng?
Bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp
FPT vừa bị “tuýt còi”
Trong khi Chính phủ chưa có bất kỳ khung pháp lý nào về quản lý Bitcoin, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định tính bất hợp pháp của đồng tiền này thì Trường đại học FPT lại công bố chấp thuận cho sinh viên nước ngoài đóng học phí bằng đồng tiền Bitcoin. Sự việc xảy ra khi Ngày 27.10, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Trường đại học (ĐH) FPT, xác nhận thông tin trường chấp thuận cho các sinh viên nước ngoài đóng học phí bằng Bitcoin từ năm học 2017 – 2018.
Theo giải thích của ông Lê Trường Tùng, lý do trong thời gian gần đây, có thời kỳ một số sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường nợ học phí cả học kỳ dù không thiếu tiền. Mà quy định của chính phủ nước sở tại không cho phép chuyển tiền ra nước ngoài, đặc biệt đối với một số sinh viên châu Phi như Nigeria.
Ngay sau khi nắm được thông tin, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo Vụ Pháp chế và Vụ Thanh toán đang vào cuộc để kiểm tra, xử lý thông tin liên quan đến thu học phí của sinh viên ngoại quốc tại Đại học FPT bằng tiền ảo Bitcoin. Cơ quan này khẳng định, sau khi Bitcoin xuất hiện tại VN từ cuối năm 2013, NHNN đã chủ động nghiên cứu về loại tiền ảo này.
Tương tự hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, theo pháp luật hiện hành về ngân hàng, NHNN khẳng định Bitcoin (cũng như các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại VN. Trường ĐH FPT chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin thu học phí bằng Bitcoin là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo nghị định này, mức phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, khẳng định: “Bitcoin không được xem là tiền hay phương tiện để thanh toán, chúng tôi không rõ FPT xin phép ai để thực hiện việc nhận học phí của du học sinh nước ngoài bằng Bitcoin”.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng
Tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 01/11, đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) cũng nêu ra sự kiện đại học FPT dự kiến thu học phí sinh viên nước ngoài bằng đồng tiền ảo Bitcoin và bị Ngân hàng nhà nước “tuýt còi”. “Tôi mong Chính phủ tìm lời giải sớm trong bối cảnh hoạt động mua bán đang diễn ra nhộn nhịp. Một số nước công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan”, ông Nhường kiến nghị.
Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định)
Ông cũng kiến nghị Chính phủ chấp nhận cho Đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng Bitcoin đối với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để giúp xây dựng đề án của Thủ tướng một cách tốt hơn.
Trước đó, thảo luận tại Quốc hội hôm 25/10, đại biểu Phạm Phú Quốc (TPHCM) đề xuất Việt Nam sớm luật hóa giao dịch Bitcoin, để giám sát giao dịch dân sự đã tồn tại thực tế, và có thể thu thuế. Theo ông, thực tế các giao dịch mua bán Bitcoin vẫn diễn ra, dù có hay không có luật. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người Việt Nam có thể thực hiện việc mua bán đồng tiền ảo này và giao dịch chuyển tiền rất nhanh chóng, dễ dàng.
“Hôm nay bỏ ra 4.000 USD mua 1 Bitcoin, ngày mai lên giá 5.000 USD. Như vậy là có sự giao dịch thương mại và có lợi nhuận, vậy thì phải thu thuế. Ngoài ra, có sự phát sinh thương mại giữa người với người trong mối giao dịch liên quan đến đồng tiền này nên chúng ta phải quản lý để đảm bảo quyền tự do thương mại, tự do kinh doanh của người dân, từ đó cho thấy phải hình thành pháp lý để quản lý đồng tiền ảo này”- đại biểu Quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ có chức năng thanh toán, nhưng chưa có bất kỳ văn bản nào cấm việc mua bán, sở hữu dưới dạng tài sản ảo, người dân có thể mua và sở hữu Bitcoin. Bitcoin đã tăng gần gấp đôi so với thời điểm 15/9, và nếu tính từ đầu năm 2017, giá trị đồng tiền thuật toán này đã tăng tới hơn 600%. Xét về danh tiếng và tổng giá trị vốn hóa, Bitcoin vượt trội so với những đồng tiền thuật toán ra đời sau.
Sơn Tùng
Bitcoin: Xu hướng hay trò lừa đảo?
Phạt đến 200 triệu đồng nếu phát hành, sử dụng tiền ảo bitcoin
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.