Có đình chỉ vụ án khi nguyên đơn không nộp bổ sung chi phí giám định, định giá tài sản?
(kiemsat.vn) Nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản nhưng khi có kết luận giám định, kết quả định giá tài sản thì chi phí giám định, chi phí định giá tài sản cao hơn số tiền tạm ứng và Tòa án có yêu cầu nguyên đơn nộp bổ sung nhưng nguyên đơn không thực hiện thì Tòa án có căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 để đình chỉ vụ án không?
VKSND tối cao hướng dẫn công tác Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2018
VKSND tối cao hướng dẫn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
VKSNDTC hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh năm 2018
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc về nghiệp vụ. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, ngày 05/01/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC giải đáp như sau:
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án chỉ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp “Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này".
Như vậy, trường hợp nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản nhưng khi có kết luận giám định, kết quả định giá tài sản thì chi phí giám định, chi phí định giá tài sản cao hơn số tiền tạm ứng và Tòa án có yêu cầu nguyên đơn nộp bổ sung nhưng nguyên đơn không thực hiện thì không phải là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 162 và Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; cụ thể là:
Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định, người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải nộp chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí giám định, chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản.
Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định, chi phí định giá tài sản thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định, chi phí định giá tài sản thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Tòa án căn cứ vào Điều 161 và Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định người phải chịu chi phí giám định, chi phí định giá tài sản.
Xem chi tiết Giải đáp số 01 tại đây.
TANDTC hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự 2015
Hướng dẫn Công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.