Bổ sung thêm cách thức mới để xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung 02 điều luật hoàn toàn mới (Điều 325, 326), quy định rõ ràng, cụ thể hơn về hai trường hợp là thế chấp tài sản quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất; thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và cách thức xử lý đối với hai trường hợp này
Thế chấp tài sản là giao dịch bảo đảm, được sử dụng rộng rãi trong giao lưu dân sự, đặc biệt phổ biến trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 cùng quy định những nội dung mang tính khái quát chung về việc thế chấp tài sản. Theo đó, tài sản thế chấp có thể là bất động sản, động sản; trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung 02 điều luật hoàn toàn mới (Điều 325, 326), quy định rõ ràng, cụ thể hơn về hai trường hợp là thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất; thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và cách thức xử lý đối với hai trường hợp này như sau:
– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hồng Hải
-
1Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
2Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
3Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
4 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
5 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.