Bổ sung quy định về bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử dân sự
(kiemsat.vn) – Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đảm bảo cho các bên đương sự được tự do đưa ra các chứng cứ, lập luận, lý lẽ nhắm chứng minh cho các yêu cầu của họ. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi bên đương sự phải được biết về tài liệu, chứng cứ của bên kia và được tự do tranh luận trong xét xử. Tất các các quyết định của Tòa án đều phải căn cứ vào những chứng cứ đã được đưa ra tranh luận công khai tại phiên tòa.
Nhằm xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm phải bảo đảm quyền tranh tụng của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như quyền được tranh tụng của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể, như sau:
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung tên của điều luật; theo đó sửa đổi từ tên của Điều 23a – Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự trong BLTTDS năm 2004 thành “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24 BLTTDS năm 2015).
Thứ hai, tại khoản 1 Điều 24 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”. BLTTDS năm 2004 chỉ quy định một cách chung chung là “Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
Thứ ba, bổ sung mới khoản 2, 3 Điều 24 BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đượng sự cũng như việc xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ; cụ thể:
– Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này (khoản 2 Điều 24 BLTTDS năm 2015).
– Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định (khoản 3 Điều 24 BLTTDS năm 2015)./.
Ngân Hà
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.