Bộ pháp điển: hướng dẫn cách tra cứu và sử dụng
(kiemsat.vn) Bộ Tư pháp đã phối hợp với 27 bộ, ngành triển khai công tác pháp điển. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, các bộ, ngành đã hoàn thành pháp điển 94/265 đề mục, trong đó có 67 đề mục đã được Chính phủ phê duyệt thông qua.
Hà Nội: Rút ngắn thời gian cấp sổ đỏ còn 20 ngày
Những điều cần biết về cây cần sa
Báo động chiêu trò mạo danh công an, lừa đảo tiền qua internet banking
Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành (trừ Hiến pháp), để xây dựng Bộ pháp điển (có khoảng hơn 10.000 văn bản QPPL). Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề, mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 265 đề mục thuộc 45 chủ đề).
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Dự kiến năm 2018 các bộ, ngành pháp điển xong thêm khoảng 50/265 đề mục, hướng tới hoàn thành sớm Bộ pháp điển trước năm 2021.
Bộ pháp điển được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (tên miền: phapdien.moj.gov.vn). Toàn bộ cá nhân, tổ chức có thể truy cập, khai thác, tìm kiếm các quy định của pháp luật trong Bộ pháp điển điện tử miễn phí.
Cách thức tra cứu, sử dụng Bộ pháp điển điện tử:
Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử đầu tiên gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục theo thứ tự: phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).
![]() |
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Để xem điều của Bộ pháp điển là Điều nào cụ thể trong văn bản QPPL nào hoặc nội dung của điều có sự thay đổi gì không: Ngay dưới số và tên điều trong Bộ pháp điển là Phần ghi chú của điều. Theo đó, phần ghi chú được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng đặt ngay sau số và tên điều; ghi cụ thể là điều số mấy của văn bản nào, hoặc ghi sự biến động trong nội dung của điều (điều có nội dung được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ). Phần ghi chú được gán link đến điều tương ứng của văn bản sử dụng để pháp điển trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Để xem các điều có nội dung liên quan đến nhau trong Bộ pháp điển: Các điều có nội dung liên quan đến nhau được sắp xếp gần nhau theo trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp. Trường hợp các điều được pháp điển từ các văn bản có giá trị pháp lý bằng nhau thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành. Trong một số trường hợp, các điều có nội dung liên quan đến nhau không sắp xếp gần nhau thì được chỉ dẫn là có liên quan đến nhau. Phần chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng sau nội dung của điều hoặc sau tên của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục. Phần này chú thích về các nội dung liên quan đến nhau trong Bộ pháp điển. Các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục được chỉ dẫn có gán link đến phần nội dung của các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục đó trong Bộ pháp điển.
Xem thêm >>>
Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của VKSND tối cao
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
9Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.