Vụ vỡ ống nước sông Đà:Bị cáo kêu chưa tìm nguyên nhân chính xác sự cố
Các bị cáo cho rằng dự án có mục đích phục vụ nhân dân, mang lại nguồn nước cho người dân Hà Nội nên các luật sư đề nghị áp dụng điều 25 BLHS.
Cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hoá bị điều tra tổ chức đánh bạc
VKSND tối cao đã cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ vụ án Navibank
Đề nghị mức án 15 năm tù đối với nguyên Tổng giám đốc Navibank
Chiều nay (13/3), HĐXX sẽ tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan sự việc 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội.
Chưa tâm phục, khẩu phục với kết luận trong bản giám định
Sáng 10/3, được HĐXX cho nói lời sau cùng tại tòa, các bị cáo mong muốn tìm ra nguyên nhân chính xác sự cố.
Nhóm bị cáo bị truy tố tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 229 Bộ luật hình sự 1999.
Các bị cáo đồng loạt kêu oan. |
Được nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Hoàng Thế Trung (cựu Giám đốc BQL dự án) bày tỏ mong muốn HĐXX xem xét sự việc toàn diện trong bối cảnh thời điểm đó. Bởi lẽ, theo ông Trung, quá trình giám định hậu quả vụ án, đơn vị phụ trách giám định chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra sự cố vỡ đường ống cấp nước sạch sông Đà.
"Trong bản giám định có những nội dung không chính xác đã đưa chúng tôi vướng vòng lao lý. Tôi cho rằng bản giám định chưa tìm được nguyên nhân chính xác vỡ ống" - ông Trung nói trước tòa.
Bị cáo Nguyễn Văn Khải (cựu Phó giám đốc BQL dự án) là người thứ 2 được nói lời sau cùng chia sẻ: "Các bị cáo đều là người có nhân thân tốt, cùng làm với nhau nhiều dự án. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa hiểu mình phạm tội gì. Cơ quan giám định chưa làm rõ tận cùng. Mong HĐXX xem xét ý kiến bị cáo. Ở góc nhìn khác khi áp dụng KH&CN mới, chuyện gặp rủi ro là khó tránh khỏi nhưng cần nhận diện chính xác để cảnh báo cho những người đi sau không vướng phải sai lầm. Hiện nay dự án đang mang lại hiệu quả”.
Bị cáo Trương Trần Hiển (cựu Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội) nói: "Các bị cáo là người có tri thức, được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết. Từng làm sĩ quan chỉ huy trong quân đội, bom đạn không làm gục ngã chúng tôi nhưng nay lại gục ngã trước lý do không biết nguyên nhân buộc tội mình là gì. Mong HĐXX cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng”.
Bị cáo Trương Trần Hiển (cựu Trưởng phòng Vật tư, thiết bị dự án) bày tỏ quan điểm "không phục với các kết luận giám định của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra sự cố của dự án" và cho rằng, nếu cơ quan chức năng không tìm được nguyên nhân chính xác thì sự cố vỡ đường ống cấp nước sạch sẽ tiếp tục xảy ra, không thể khắc phục được.
Bị cáo Nguyễn Biên Hùng (cựu Phó trưởng Đoàn tư vấn giám sát) cho rằng: "Không có căn cứ buộc tội chúng tôi, bởi chúng tôi không có quyền thực hiện các nhiệm vụ liên quan chuyên môn của từng người trong dự án", bị cáo Hùng nói.
VKS giữ nguyên quan điểm truy tố
Trước đó, trong phần đối đáp, đại diện VKSND Hà Nội cho rằng, nguyên nhân các lần vỡ ống cấp nước của dự án (từ lần thứ 11 - lần thứ 18) không phải do tác động của tải trọng bất thường mà do chất lượng ống sản xuất không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn.
Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố. |
Đại diện VKS cho rằng sự cố 18 lần vỡ ống cấp nước gây hậu quả nghiêm trọng. Hồ sơ vụ án cho thấy, Công ty nước sạch sông Đà đã chi hơn 16 tỷ đồng để khắc phục. Tại tòa, đại diện công ty khai thác đã không yêu cầu các bị cáo bồi thường số tiền này.
"Quan điểm của công ty khai thác là không yêu cầu bồi thường nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không gây thiệt hại" - đại diện VKSND khẳng định.
Theo đại diện VKS, quá trình điều tra, C46 Bộ Công an đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, đề nghị phối hợp làm rõ nội dung ống dẫn nước cốt sợi thủy tinh có được sản xuất theo phương pháp áp dụng thành tựu công nghệ mới hay không? Cơ quan chức năng đã hồi đáp, xác định việc sản xuất ống nước không nằm trong danh mục áp dụng thành tựu khoa học.
Trên cơ sở đó, VKS nhận thấy cáo trạng truy tố hành vi của 9 bị cáo là đủ căn cứ, không có cơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét vụ án một cách khách quan, toàn diện, tổng thể, so sánh đối chiếu với giai đoạn trước và sau khi kết thúc dự án.
Cuối phần bào chữa, luật sư Ứng cho biết qua dự án, công ty nước sạch đã thu lợi nhuận hơn 500 tỷ đồng. Do đó, người bào chữa đề nghị HĐXX coi số tiền đó là chi phí tất yếu trong quá trình vận hành dự án và xem xét đặt chi phí khắc phục trong tổng thể lợi ích về mặt kinh tế mà Vinaconex đã đạt được.
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.