Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Biến thẻ "cào" thành công cụ thanh toán là trái luật
Đường dây đánh bạc thu lợi bất chính nghìn tỉ đồng thông qua việc nạp thẻ "cào" điện thoại làm dấy lên câu hỏi lớn trong việc quản lý của các nhà mạng.
Xem xét kỷ luật một phó chủ tịch huyện tát, xúc phạm nhân viên
Xử phạt chủ trang Facebook 10 triệu đồng vì đăng thông tin bịa đặt
Công an Hà Nội xác định có tiêu cực trong vụ CSGT "làm luật"
Đường dây đánh bạc thu lợi bất chính nghìn tỉ đồng thông qua việc nạp thẻ "cào" điện thoại làm dấy lên câu hỏi lớn trong việc quản lý của các nhà mạng.
Bộ Công an vừa xác định đường dây đánh bạc nghìn tỉ do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu, có tới 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán nhờ nạp tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game, qua đó các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone) được hưởng 15,5 - 16,3%, tương đương hơn 1.400 tỉ đồng.
Một vấn đề lớn được đặt ra là, vì sao đường dây đánh bạc khủng này có thể hoạt động trong nhiều năm bằng công cụ thanh toán của ngành thông tin và truyền thông là thẻ cào di động?
Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm, việc cho người chơi nạp tiền thông qua các thẻ “cào” điện thoại là một thủ đoạn. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần bàn luận, đánh giá về chức năng của thẻ “cào” điện thoại.
“Việc biến thẻ "cào" thành công cụ thanh toán là trái luật. Con bạc đã nạp tiền bằng các thẻ “cào” điện thoại cho các cổng game. Các cổng game này sẽ trích lại một tỷ lệ cho nhà mạng để được chuyển từ thẻ “cào” điện thoại thành tiền. Như vậy, có thể hiểu rằng, nhà mạng vừa thu lợi từ việc bán thẻ “cào” điện thoại cho người dân vừa thu lợi từ tiền chênh lệch khi mua lại những thẻ “cào” từ các cổng game. Khoản thu này “vênh” với các quy định pháp luật hiện nay”, LS Tú phân tích.
Theo quy định của Luật Viễn thông hiện nay, thẻ “cào” điện thoại là thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông, đây được xem là “hàng hóa viễn thông”. Thẻ “cào” điện thoại này chỉ được sử dụng gắn liền với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, do đó việc sử dụng các thẻ điện thoại này để thanh toán trực tuyến cho các ứng dụng, các trò chơi game là hành vi chưa được bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định.
Có thể thấy rằng, thẻ “cào” điện thoại được sử dụng để thanh toán cho các ứng dụng, các trò game thì có nghĩa thẻ “cào” được xem là một hình thức tiền tệ.
Trong khi đó Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quy định rất cụ thể về đồng tiền Việt Nam. Theo đó, NHNN là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước ta. Như vậy, chỉ có đồng tiền do NHNN phát hành mới là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do đó, dùng thẻ “cào” điện thoại để thanh toán cho bất cứ hoạt động nào cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Thẻ “cào” điện thoại chưa bao giờ được pháp luật Việt Nam quy định về chức năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Việc biến thẻ "cào" trở thành phương tiện thanh toán là sự bất hợp pháp, gây ra những hệ quả pháp lý nghiêm trọng.
Những hệ quả pháp lý nhãn tiền có thể nhìn thấy ngay được đó là hàng loạt các vụ việc sử dụng thẻ “cào” điện thoại để đánh bạc online, chơi game online, vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự. Tiếp đó là những chiêu thức lừa đảo người tiêu dùng thông qua việc nạp thẻ “cào” điện thoại…
Theo LS Tú, những khoản tiền thu lợi bất hợp pháp này tuy nhỏ nhưng lại trên diện rộng, với sự tham gia của rất đông người do đó để lại hậu quả không hề nhỏ. Vì thế, đã đến lúc, cần phải có quy định cụ thể về thẻ “cào” điện thoại để xem xét đối với các hành vi sử dụng mặt hàng này trong việc thanh toán cho các dịch vụ khác nhằm đảm bảo cho các hoạt động viễn thông và các hoạt động khác liên quan.
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
4Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
5VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
6VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.