VKSND tối cao tiếp tục truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
(kiemsat.vn) VKSND tối cao vừa ban hành Cáo trạng truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường và đồng phạm. Cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương cho Út "Trọc", gây thiệt hại 725 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư Hòa Lân: Nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng do sai phạm trong định giá và bán đấu giá tài sản
Quảng Nam: Khởi tố, bắt giam nam thanh niên sát hại bạn gái
Công đoàn cơ sở VKSND tỉnh Lai Châu tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPNVN
Bị cáo Đinh La Thăng trong lần ra tòa tại Hà Nội năm 2018 |
Theo Cáo trạng của VKSND tối cao, dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do vậy, việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng giao là đơn vị chủ trì xây dựng đề án bán quyền thu phí, thực hiện chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho dự án.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, bị can Đinh La Thăng, khi đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, xuất phát từ động cơ cá nhân, thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long và có những chỉ đạo "bất thường".
Bị can Đinh La Thăng đã giới thiệu, đưa bị can Đinh Ngọc Hệ vào tiếp cận đề án, sau đó tạo điều kiện cho công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Sau khi trúng đấu giá, bị can Đinh Ngọc Hệ tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Bị can Đinh La Thăng nắm rõ các quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí. Bị can chỉ đạo để cho công ty của Út “trọc” là công ty đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.
Quá trình thực hiện, bị can Thăng biết toàn bộ hoạt động triển khai đề án, kết quả bán đấu giá được thực hiện không đúng quy định pháp luật để cho Công ty Yên Khánh của bị can Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá, phù hợp với giới thiệu ban đầu của Đinh La Thăng.
Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng cấu thành tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngoài ra, VKSND tối cao quy kết bị can Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ sai phạm của các cán bộ tại Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho công ty của Út "trọc", gây hậu quả thất thoát cho Nhà nước hơn 725 tỉ đồng.
Ngoài bị can Đinh La Thăng, VKSND tối cao còn truy tố các bị can Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Đinh Ngọc Hệ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, cựu Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn cùng 17 bị can khác.
Đối với Đinh Ngọc Hệ, Cáo trạng cho rằng, khi đã thu phí, Hệ chỉ đạo nhân viên thuê công ty viết chương trình xâm nhập, can thiệp vào phần mềm quản lý thu phí của Bộ Giao thông Vận tải để che giấu doanh thu thực tế, gian dối trong việc báo cáo doanh thu, thoát ly khỏi sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Khi đã xâm nhập, Hệ chỉ đạo xoá dữ liệu, tiêu huỷ chứng cứ và lập khống chứng từ kế toán. Toàn bộ quá trình gian dối này đã giúp Hệ "qua mặt" được Bộ Giao thông Vận tải, chiếm đoạt tiền thu phí, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngoài ra, bị can Hệ còn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, người đại diện của Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) chi phối hoạt động Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì, can thiệp vào hai gói thầu để trục lợi 3,4 tỷ đồng.
Trong vụ án này, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường được xác định đã ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí, nhưng không thông qua hội đồng xác định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá. Bị can Nguyễn Hồng Trường cũng ký quyết định cho phép Hội đồng bán chỉ định khi chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm.
Đáng chú ý, bị can Trường còn ký văn bản thông báo Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Út "trọc" đủ điều kiện tham gia đấu giá, từ đó dẫn đến hậu quả những công ty này không đủ năng lực nhưng vẫn được tham gia đấu giá và trúng đấu giá. Hành vi của Nguyễn Hồng Trường vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Năm 2018, ông Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Dương. Hồi đầu năm, ông tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng.
VKSND huyện Đô Lương phê chuẩn quyết định khởi tố bị can vận chuyển trái phép chất ma túy
VKSND huyện Điện Biên tuyên truyền phòng chống ma túy, mua bán người và tệ nạn xã hội
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.