VKSND tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm khoa học về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn
(kiemsat.vn) Chiều ngày 09/5/2025, VKSND tỉnh Quảng Nam tổ chức Tọa đàm khoa học về “Thực trạng và giải pháp hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Đồng chí Trần Hoài Nam, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam chủ trì Tọa đàm.
Tham dự Tọa đàm có các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam và các đồng chí lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, lãnh đạo Văn phòng, Kiểm sát viên thuộc VKSND tỉnh Quảng Nam; cùng dự có các đồng chí Viện trưởng VKSND cấp huyện, thị xã, thành phố.
Báo cáo tại buổi Tọa đàm cho thấy, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là một chế định pháp lý được pháp luật cho phép, cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Chế định này được quy định tại các Điều 240, 245 và 280 BLTTHS nhằm bảo đảm việc truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc cho phép trả hồ sơ điều tra bổ sung giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án khắc phục kịp thời những thiếu sót, làm rõ các tình tiết quan trọng chưa được điều tra đầy đủ, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo cũng như các chủ thể tham gia tố tụng.
![]() |
Đồng chí Trần Hoài Nam, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi Tọa Đàm. |
Báo cáo cũng chỉ ra, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân khách quan như: Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt…
Tuy nhiên, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu lạm dụng hoặc không kiểm soát chặt chẽ, lại nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực. Đặc biệt là tình trạng trả hồ sơ bổ sung qua lại nhiều lần gây kéo dài quá trình giải quyết vụ án, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, đặc biệt trong các trường hợp bị can bị tạm giam. Tình trạng này còn tạo ra nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, thậm chí có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng.
Theo đó, việc tổ chức Tọa đàm khoa học về “Thực trạng và giải pháp hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” nhằm đánh giá đúng thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, cũng như thực hiện trao đổi kinh nghiệm, giải pháp để hạn chế các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý vào chuyên đề, cụ thể: (1) Thực trạng án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong năm 2024; (2) Phân tích khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp, kiến nghị để hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung.
![]() |
Toàn cảnh buổi Tọa đàm khoa học. |
Kết luận tại buổi Tọa đàm, đồng chí Trần Hoài Nam, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao các ý kiến tham luận, thảo luận. Đồng chí Viện trưởng nhận định, các ý kiến tham luận đã tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm hạn chế tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề mang tính thực tiễn sâu sắc và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều tra, truy tố, xét xử hiện nay.
Đồng thời đề nghị, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm túc và đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục chủ động phối hợp với Điều tra viên ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập, phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra; ban hành yêu cầu điều tra cụ thể, đúng trọng tâm; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ, đặc biệt với những vụ án phức tạp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra tiến độ giải quyết vụ án, trình chiếu chứng cứ tại phiên toà, báo cáo án bằng sơ đồ, trình chiếu sơ đồ hóa là nhiệm vụ quan trọng và cần đẩy mạnh thực hiện… Bên cạnh đó, trong quá trình sáp nhập tỉnh và thành lập Viện kiểm sát khu vực sắp tới, Kiểm sát viên cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong điều kiện mới, phát huy tính chủ động, thích ứng nhanh với mô hình mới để triển khai công việc không bị gián đoạn khi thực hiện sáp nhập.
-
1Viện Khoa học kiểm sát VKSND tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025
-
2Vụ 4 VKSND tối cao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025
-
3Vụ 10 VKSND tối cao: Nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt trong 6 tháng đầu năm 2025
-
4VKSND tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn nghiệp vụ đợt 1 năm 2025
-
5Vụ 3 VKSND tối cao tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025
-
6Viện kiểm sát quân sự Khu vực 52 phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho chiến sĩ mới
-
7Vụ 2 VKSND tối cao thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác
-
8VKSQS Khu vực 71 phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2025
-
9VKSND TP Hà Tĩnh tham gia phiên họp áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Bài viết chưa có bình luận nào.