VKSND tỉnh Phú Yên: Tăng cường công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
(kiemsat.vn) Vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự là hết sức quan trọng. Vì Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, nếu những phán quyết của Toà án không được đưa ra thi hành thì các giai đoạn trước đó của quá trình tố tụng không còn ý nghĩa trên thực tế.
Thời gian qua, VKSND tỉnh Phú Yên và các VKSND huyện, thị xã, thành phố đã quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp; Chỉ thị, Kế hoạch của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành KSND... Luôn chủ động, sáng tạo, triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết vụ án hình sự, không để xảy ra đình chỉ bị can vì hành vi không cấu thành tội phạm và VKS truy tố, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội. Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân... Trong những thành tích, kết quả đạt được nói trên, phải kể đến việc không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ theo Hệ thống chỉ tiêu của Ngành.
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 18/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành KSND năm 2024; Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 19/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác trọng tâm năm 2024; Kế hoạch của Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng về công tác kiểm sát năm 2024; Nghị quyết của Tỉnh ủy Phú Yên về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội năm 2024 và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; VKSND tỉnh Phú Yên đã xây dựng Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2024, xác định: Năm 2024, với phương châm công tác: “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”, VKSND hai cấp tỉnh Phú Yên phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, coi trọng chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của Quốc hội, của Ngành giao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; triển khai mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi số trong ngành KSND.
Để thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả Kế hoạch đề ra, VKSND hai cấp tỉnh và huyện tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Tăng cường công tác xây dựng Đảng với xây dựng Ngành, xây dựng đơn vị; triển khai thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật và quy định của Ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục xác định chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt, quan trọng hàng đầu; tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; tạo bước đột phá trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định pháp luật; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của VKSND, xác định là khâu đột phá trọng tâm năm 2024 và những năm tiếp theo để công nghệ số trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ lãnh đạo, công chức khi thực hiện nhiệm vụ…
Đối với công tác công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, năm 2024, VKSND hai cấp tỉnh huyện cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Chủ động phối hợp với các đơn vị tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức ký kết Quy chế phối hợp giữa VKSND tỉnh và Cục THADS tỉnh Phú Yên trong công tác thi hành án dân sự.
2. Kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật; tập trung kiểm sát đối với việc thi hành án hành chính có chủ thể phải thi hành án là Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND các cấp; tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp kiểm sát, kịp thời phát hiện vi phạm để kiến nghị, yêu cầu khắc phục, chấm dứt vi phạm hoặc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi hành án hành chính nhưng không kịp thời thi hành án nhằm tổ chức thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng, kéo dài.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự, khi tiến hành kiểm sát trực tiếp cần chú trọng các vần đề thường xảy ra vi phạm, như về xác minh điều kiện thi hành án và phân loại việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành; về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; về thi hành án liên quan tín dụng, ngân hàng; các vụ việc thi hành án dân sự có áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, cưỡng chế kê biên tài sản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án...
Tăng cường trực tiếp kiểm sát đột xuất các vụ việc thi hành án dân sự có dấu hiệu vi phạm, có khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyển đến, các vụ việc báo chí phản ánh, dư luận đặc biệt quan tâm. Tăng cường thực hiện phương thức trực tiếp kiểm sát đột xuất hoặc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để kiểm sát việc thi hành án dân sự có áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, nhất là việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Kịp thời phát hiện vi phạm để ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị, yêu cầu chấm dứt vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
4. Kiểm sát chặt chẽ việc xác minh điều kiện thi hành án, phân loại việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành; tăng cường trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án đối với các việc Cơ quan thi hành án dân sự đã phân loại chưa có điều kiện thi hành; kịp thời ban hành kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc xác minh điều kiện thi hành án và vi phạm trong việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành. Kiểm sát chặt chẽ hoạt động phong tỏa tài khoản; cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản; thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án; chú trọng kiểm sát đối với các việc cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
5. Kịp thời phát hiện vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính để ban hành kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục, chấm dứt vi phạm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các kháng nghị, kiến nghị, đảm bảo đạt và vượt tỷ lệ kiến nghị, kháng nghị được chấp nhận theo chỉ tiêu của Ngành; trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì kịp thời chuyển thông tin cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; trong đó trọng tâm là việc quản lý hồ sơ vụ việc trên môi trường số, xây dựng sơ đồ hóa chứng cứ trong giải quyết các vụ việc; công tác số hóa và lưu trữ hồ sơ; trợ lý ảo cho Kiểm sát viên...
6. Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, của đơn vị; tiếp tục sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử của VKSND tỉnh; tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND hai cấp tỉnh và huyện, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương.
-
1Trao đổi bài viết “Kiểm sát quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn án phạt cải tạo không giam giữ khó khăn và vướng mắc”
-
2Chi bộ VKSND thành phố Sơn La thăm, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
3Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam tiếp xã giao Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao Cuba
Bài viết chưa có bình luận nào.