Vì sao hành vi mua bán thông tin cá nhân không bị xử lý?
Nhiều thông tin cá nhân đang có dấu hiệu bị sử dụng bất hợp pháp, thậm chí với mục đích lừa đảo, nhưng rất ít trường hợp bị xử lý
Nghệ An: Triệt phá nhóm lâm tặc phá rừng quy mô “khủng”
Hà Giang kiểm điểm cán bộ cấp sổ đỏ dinh vua Mèo sai quy định
Viện kiểm sát: Đủ căn cứ xác định cựu Chủ tịch PVTEX nhận hối lộ
Chỉ cần gõ từ khóa “tìm mua thông tin cá nhân” trên trang tìm kiếm Google, lập tức có ngay hàng chục địa chỉ trang điện tử hoặc tài khoản Facebook rao bán đủ loại danh sách thông tin cá nhân khác nhau. Những danh sách này được phân loại rất rõ cho khách hàng chọn lựa, từ “danh sách VIP các doanh nhân” “danh sách cư dân chung cư các toà nhà” “danh sách phụ huynh ở các trường tiểu học” đến “danh sách những người gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng từ 200 triệu đồng trở lên”…
Giá một bộ danh sách khách hàng như vậy được bán từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin mà người mua yêu cầu.
Trao đổi qua điện thoại với một đối tượng rao bán thông tin cá nhân trên mạng, đối tượng này ngang nhiên thông báo những thông tin của khách hàng và cả phương thức thành toán: “Thông tin là tên tuổi địa chỉ, số điện thoại, email của khách hàng. Thanh toán bằng cách chuyển khoản sau đó nhận data qua email anh nhé”.
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác…
Theo Nghị định 74/2013 của Chính phủ, hành vi mua bán trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông, có thể bị phạt từ 50-70 triệu đồng. Những người có hành vi vi phạm này, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thực tế gần như chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý về hành vi mua bán thông tin của khách hàng. Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do rất khó truy ra đầu mối ai là người tiết lộ, ai là người đánh cắp, ai là người sử dụng thông tin ấy. Nếu truy ra rồi thì các cơ quan xử lý như thế nào? Bây giờ có những người gọi điện, nhắn tin rác như thế, rất khó để phạt về tội làm lộ bí mật thông tin, nếu có chỉ là hành vi quấy nhiễu chứ không phải là chiếm đoạt hay làm lộ bí mật thông tin.
“Các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm vào cuộc cảnh báo, xử lý các hành vi vi phạm. Chúng ta phải xử nghiêm, thậm chí là phải phạt tù thì mới có thể ngăn chặn, hạn chế được tình trạng lộ thông tin để khai thác vào việc bất hợp pháp”, luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.
Việc mua bán thông tin cá nhân thường được giao dịch trên môi trường internet, vì vậy có những khó khăn nhất định khi xác định chủ thể có hành vi vi phạm để xử lý. Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, bản thân những người bị mua bán thông tin nhiều khi cũng không biết được thông tin của mình bị mua bán nên thiếu cơ sở để làm đơn đề nghị tính giá trị tổn thất để quy trách nhiệm.
“Cơ chế vận hành của chúng ta chưa tạo ra sự chủ động cho cán bộ. Cán bộ, công chức của ta chỉ làm khi có đơn hoặc có yêu cầu cụ thể. Trong khi bị hại là những người có quyền làm đơn nhiều khi lại không biết mình đang bị bán thông tin. Lúc này cơ quan chức năng cũng rất bối rối, bởi nếu chỉ xử phạt hành chính thì không đảm bảo được sự răn đe”, Luật sư Truyền phân tích thêm.
Thông tin cá nhân bị mua bán là nguyên nhân của những phiền toái mà rất nhiều người gặp phải, khi liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn "rác" chào mời mua bảo hiểm, mua nhà, thuê gia sư… Nguy hiểm hơn, những thông tin này khi vào tay đối tượng xấu có thể bị lợi dụng để làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, làm giả tài khoản… để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, các cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý ngay từ chính các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc gọi rác. Cơ quan Công an cũng cần xem xét điều tra, khởi tố nhằm răn đe các đối tượng có hành vi mua bán thông tin cá nhân./.
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.