Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
(kiemsat.vn) Sáng 11.8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước
Lãnh đạo VKSND tối cao gặp mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh
Khai mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành chương trình Phiên họp sáng 11/8 (Ảnh: Quang Khánh) |
Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng
Thừa Ủy quyền của Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: Pháp lệnh là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công tác người có công với cách mạng, là nền tảng pháp lý cho các cấp chính quyền tổ chức triển khai chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công và thân nhân người có công với cách mạng.
Theo Bộ trưởng, sửa đổi Pháp lệnh lần này xuất phát từ các yêu cầu sau: Tiếp tục thể chế hóa kịp thời quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng được nêu tại các văn bản của Đảng qua các thời kỳ; giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vấn đề vướng mắc về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng; nghiên cứu, bổ sung một số trường hợp người có công với cách mạng chưa được hưởng chế độ, chính sách; bổ sung chính sách ưu đãi đối với thân nhân người có công với cách mạng; một số quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quá thấp, bất hợp lý; chưa bảo đảm cân đối, hài hòa về mức độ cống hiến giữa các diện đối tượng là người có công với cách mạng. Việc sửa đổi Pháp lệnh cần được rà soát, sửa đổi để xác lập các chế độ ưu đãi phù hợp với công lao cống hiến của từng diện đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Về quan điểm chỉ đạo sửa đổi Pháp lệnh, Bộ trưởng cho biết, cần rà soát, sửa đổi và chuẩn hóa các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để đảm bảo tôn vinh danh hiệu người có công với cách mạng đảm bảo đúng đối tượng, mức độ cống hiến và chấn chỉnh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi người có công để trục lợi. Xác lập các mức trợ cấp, phụ cấp và ưu đãi người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo tương quan bình đẳng công lao đóng góp, sự hy sinh giữa các diện đối tượng. Đồng thời bảo đảm tính khả thi của chính sách và tính công khai, minh bạch trong quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ, giấy tờ để phù hợp với điều kiện, bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, từng thời kỳ kháng chiến, đặc điểm lịch sử địa lý của từng vùng miền trong kháng chiến. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công. Tăng mức đầu tư ngân sách nhà nước với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác chăm lo người có công với cách mạng.
Giữ nguyên 12 đối tượng người có công với cách mạng
Báo cáo thẩm tra dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày nêu rõ, Ủy ban tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; thấy rằng, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm “thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công” cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội. Ủy ban nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cũng như tên gọi của dự án Pháp lệnh như dự thảo Chính phủ trình là Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Về các chế độ trợ cấp tuất hàng tháng cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Khoản 3, Điều 16 dự thảo Pháp lệnh quy định chế độ trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ được sửa đổi theo hướng tính từng liệt sĩ chứ không bị giới hạn không quá mức của 3 liệt sĩ như quy định của Pháp lệnh hiện hành. Về nội dung này, Ủy ban Về các vấn đề xã hội có 2 loại ý kiến: thứ nhất là trợ cấp tuất hàng tháng tính theo số liệt sĩ như dự thảo; thứ hai là trợ cấp tuất hàng tháng tính theo số liệt sĩ song mức tối thiểu bằng mức Bà mẹ Việt Nam anh hùng có 2 thân nhân là liệt sĩ. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc quan trọng nhất là phải bảo đảm được mức sống cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì sự hy sinh của các Mẹ là không gì đong đếm được.
Toàn cảnh phiên họp sáng 11/8 (Ảnh: Quang Khánh) |
Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bởi đây là công việc cần thiết, lâu dài, thể hiện sự tri ân với những người có công với cách mạng; thống nhất với dự thảo Pháp lệnh khi giữ nguyên 12 đối tượng người có công với cách mạng của Pháp lệnh hiện hành.
Bế mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội: Bỏ sổ hộ khẩu, giảm bớt thủ tục rườm rà cho dân nhờ
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.