Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
(kiemsat.vn) Ngày 09/4/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra 04 dự án luật gồm: Dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; dự án Luật Dẫn độ; dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cần tiếp tục tăng cường cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao - thiết chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. |
Tại Phiên họp, các đại biểu nghe 04 Tờ trình tóm tắt về 04 dự án Luật gồm: Tương trợ tư pháp về dân sự, Tương trợ tư pháp về hình sự, Dẫn độ, Chuyển giao người đang chấp hành án phạt; nghe Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Mai Thị Phương Hoa trình bày Báo cáo tóm tắt ý kiến thẩm tra 04 dự án Luật này.
Qua thảo luận, các đại biểu tán thành với Báo cáo ý kiến thẩm tra 04 dự án Luật của Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, đồng thời tán thành sự cần thiết ban hành 04 Luật trên cơ sở tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp (TTTP). Các ý kiến cho rằng, Luật TTTP hiện hành điều chỉnh 04 lĩnh vực nhưng mỗi lĩnh vực lại có phạm vi điều chỉnh, đối tượng tác động, mục đích và bản chất khác nhau nên khó bảo đảm áp dụng đồng bộ, dẫn đến việc các quy định chung của Luật không điều chỉnh được những đặc thù riêng trong từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, thực tiễn triển khai thực hiện hoạt động TTTP qua hơn 16 năm đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tháo gỡ, giải quyết; một số quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cần phải được tiếp tục nội luật hóa.
Các ý kiến nhận thấy, Hồ sơ các dự án luật đã đáp ứng điều kiện trình UBTVQH; cơ bản bảo đảm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được chuẩn bị công phu trên cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn. Cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật đã quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, đó là “Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài”. Đồng thời, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của 04 Luật; đồng thời, đề nghị điều chỉnh bố cục của các dự thảo Luật theo hướng ngắn gọn, đưa các nội dung của Chương Quản lý nhà nước thành 01 điều quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong Chương I - Những quy định chung, tương tự như một số luật đã được Quốc hội thông qua trong thời gian vừa qua.
Các ý kiến nhận thấy, nội dung của các dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về TTTP, Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục bám sát các định hướng sửa đổi các luật có liên quan trong thời gian tới như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,… để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, 04 dự án Luật này được tách ra từ Luật TTTP nên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ, rà soát kỹ quy định của các dự thảo Luật để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất, nhất là trong một số quy định chung như: Nguyên tắc có đi có lại, ngôn ngữ, hợp pháp hóa lãnh sự, kinh phí, quản lý nhà nước…
![]() |
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng trình bày tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. |
Góp ý về dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, các đại biểu tập trung thảo luận về phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự (Điều 3) và cơ bản tán thành phạm vi TTTP về dân sự quy định tại Điều 3. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng, quy định tại các khoản của Điều này còn chưa chặt chẽ, chưa rõ mục đích cung cấp thông tin pháp luật để phục vụ việc giải quyết vụ án, vụ việc hay phục vụ mục đích khác. Vì vậy, đề nghị tiếp tục rà soát, quy định rõ để sau khi Luật có hiệu lực được thực hiện thuận lợi, thống nhất.
Các ý kiến cũng góp ý về thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự của Việt Nam (Điều 14); về thẩm quyền thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài (Điều 22)…
Bàn về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, các đại biểu góp ý về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự (Điều 9). Đồng thời cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa các hình thức TTTP về hình sự (tại Điều 17 Luật TTTP hiện hành) và bổ sung các hình thức TTTP như thể hiện tại Điều 9 dự thảo Luật nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình đàm phán các Hiệp định TTTP về hình sự cũng như thực hiện các hoạt động TTTP khi có yêu cầu của nước ngoài thời gian qua do Luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, cụ thể các hình thức TTTP. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, từ thực tiễn tổ chức thi hành các nghĩa vụ liên quan đến tiền, tài sản, vật chứng trong bản án hình sự, đề nghị cân nhắc bổ sung hình thức “xử lý tài sản” trong phạm vi TTTP về hình sự. Các đại biểu cũng cho ý kiến về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (Điều 16), về đề nghị nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 25), về yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 36)…
Cùng với đó, các ý kiến góp ý về dự án Luật Dẫn độ, dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Cũng tại Phiên họp, đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, Bộ Công an đã tiếp thu các ý kiến xác đáng của các ĐBQH, đồng thời giải trình, làm rõ thêm các nội dung đại biểu quan tâm về 04 dự án luật.
Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
1Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
-
2Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế"
-
3Cần tiếp tục tăng cường cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao - thiết chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp
-
4Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
-
5Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
6Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
7Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
8Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Bài viết chưa có bình luận nào.