Tòa án vẫn có thể phong tỏa hai lần với một tài sản
(kiemsat.vn) Hiện BLTTDS năm 2015 không có quy định Tòa án có được nhiều lần áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không đối với một tài sản hay không. Tuy nhiên, trong vụ việc này, Tòa án hai lần ra quyết định áp dụng biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” là phù hợp.
Trao đổi bài viết: “Khởi kiện không đúng đối tượng, Tòa án đình chỉ vụ án hay bác đơn khởi kiện?”
Văn bản chứng thực phân chia di sản và nhận di sản là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và vụ án dân sự
Tòa án có thể phong tỏa hai lần với một tài sản?
Bài “Tòa án có thể phong tỏa hai lần với một tài sản?” của tác giả Nguyễn Quang Thịnh đăng trên Tạp chí Kiểm sát online ngày 24/8/2018 có trao đổi vấn đề Tòa án có thể hai lần áp dụng biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” đối với một tài sản, tôi trao đổi như sau:
Hiện nay BLTTDS năm 2015 chỉ quy định là trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của BLTTDS năm 2015 có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có quy định Tòa án có được áp dụng nhiều lần một biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 1, 2 Điều 111 BLTTDS năm 2015 là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án hoặc do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cho nên theo quan điểm của tôi việc Tòa án nhân dân huyện D hai lần ra Quyết định áp dụng biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” đối với một tài sản là hợp lý, bởi vì các lý do sau:
- Theo quy định của BLTTDS năm 2015 tại khoản 1 Điều 111 thì bà Phạm Hoàng Y được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” trong vụ án. Tòa án cũng không có căn cứ nào để không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bà Y.
- Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của ông Nguyễn L và bà Phạm Hoàng Y là trong hai vụ án khác nhau, nghĩa vụ của bà N đối với ông L và bà Y trong hai vụ án là khác nhau.
- Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện khẩn cấp tạm thời là của Thẩm phán được phân công giải quyết hai vụ án. Việc áp dụng biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” trong hai vụ án là nhằm đảm bảo việc thi hành án về sau nên việc Tòa án nhiều lần áp dụng cùng một biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có gì ảnh hưởng đến việc giải quyết từng vụ án.
Xem thêm>>>
Tìm hiểu về phong tỏa tài khoản
Ai có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản khi pháp nhân phạm tội?
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.