Tổ công tác của Thủ tướng sắp kiểm tra 16 bộ, cơ quan
Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiến hành kiểm tra 16 bộ, cơ quan trong việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và cắt giảm điều kiện kinh doanh.
Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây Xuân Mậu Tuất
Nhiều người dân còn mê muội, làm sao đất nước hóa “rồng”?
![]() |
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trao đổi với các doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: VGP |
Đây là nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng đặt ra tại nhiều văn bản khác nhau. Mới đây nhất, tại Nghị quyết 01 năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, trong đó bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh.
Nay thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiến hành kiểm tra các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Buổi kiểm tra dự kiến vào ngày 28/2 tới đây.
Chuẩn bị cho buổi kiểm tra này, Tổ công tác đề nghị các Bộ cần rà soát, đề xuất cụ thể phương án cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, như cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra.
Đồng thời đề xuất cụ thể cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp quản lý với danh mục hàng hóa phải kiểm tra hiện đang chồng chéo giữa các Bộ, cơ quan.
Đối với các Bộ, ngành quản lý các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, cần rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh còn chồng chéo, bất cập, không đồng bộ thuộc phạm vi quản lý, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, cần xem xét cắt giảm hoặc bãi bỏ.
Đồng thời rà soát, xây dựng phương án đơn giản, cắt giảm hoặc bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý (nêu cụ thể tổng số điều kiện kinh doanh, trong số đó có bao nhiêu điều kiện kinh doanh bất cập, cần cắt giảm hoặc bãi bỏ…), theo hướng vừa bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, nhất là với những ngành nghề đặc thù.
Các Bộ, ngành cũng cần báo cáo cụ thể về các quy định trong các nghị định, luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung để thực thi các phương án cải cách. Thực hiện công bố, công khai kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, cơ quan để người dân và doanh nghiệp biết và giám sát, đánh giá theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra được 40 cuộc, trong đó 4 tháng cuối năm 2016 kiểm tra được 13 cuộc, năm 2017 đã kiểm tra được 27 cuộc. Trong đó, một trong những trọng tâm kiểm tra là các hoạt động cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
-
1Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế"
-
2Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
-
3Cần tiếp tục tăng cường cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao - thiết chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp
-
4Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
5Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
6Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
-
7Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
8Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính
-
9Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Bài viết chưa có bình luận nào.