Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(kiemsat.vn) Sáng ngày 5/10/2023, VKSND tối cao đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án trật tự xã hội năm 2021
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội
Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội
Hội nghị tập huấn về công tác thực hành quyền công tố và và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tại trụ sở VKSND tối cao tới hơn 800 điểm cầu trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân. |
Trong những năm qua chất lượng công tác thực hành quyền công tố và và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan tư pháp. Để nâng cao kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết án hình sự nói chung, các vụ án xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành các chỉ thị, VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh xây dựng ban hành các Quy chế nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết án, đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch công tác hằng năm.
Cùng với đó, ngành Kiểm sát nhân dẫn đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên ngành tố tụng Trung ương ban hành các Thông tư liên tịch để hướng dẫn liên ngành tố tụng cấp dưới phối hợp thực hiện các quy định của tố tụng hình sự, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong thực tiễn giải quyết các vụ án công tác giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác điều tra, truy tổ và xét xử các vụ án hình sự, việc phối hợp giải quyết các vụ án phải điều tra. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã đề ra nhiều giải pháp, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng kiểm sát các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; qua đó, đã phát hiện nhiều thiếu sót, vi phạm và ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm góp phần bảo đảm pháp chế và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng.
Về công tác theo dõi, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị trong thời gian qua đã có kết quả tích cực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự xã hội. Công tác theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đã được Viện kiểm sát cấp trên chú trọng, tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Viện kiểm sát cấp trên nắm chắc, đánh giá chính xác kết quả công tác của Viện kiểm sát cấp dưới và kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác; phát hiện những tồn tại, hạn chế, thiếu sót của Viện kiểm sát cấp dưới để yêu rút kinh nghiệm khắc phục những vi phạm, thiếu sót, hạn chế tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Quá trình theo dõi, chỉ đạo, Viện kiểm sát cấp trên đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để hướng dẫn, trả lời thỉnh thị kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới, bảo đảm tính khả thi, đúng quy định của pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự xã hội. Nhiều vụ án, vụ việc đặc biệt nghiệm trọng, có khiếu kiện phức tạp, dư luận quan tâm đã được Viện kiểm sát cấp trên chủ động yêu cầu báo cáo; đồng thời, lãnh đạo, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp trên đã trực tiếp xuống địa phương nghe báo cáo và chỉ đạo, phối hợp giải quyết.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội trong thời gian còn một số hạn chế, thiếu sót, như: Đối với Viện kiểm sát cấp trên vẫn còn một số đơn vị nghiệp vụ thụ động trong việc nắm tình hình vi phạm, tội phạm, tình hình giải quyết các vụ việc, vụ án xâm phạm trật tự xã hội của Viện kiểm sát cấp dưới; công tác tích lũy, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình có phần còn hạn chế dẫn đến việc theo dõi, đưa ra nhận định đối với các loại vụ việc có mức độ gia tăng về số lượng, nghiêm trọng về tính chất còn có lúc chưa kịp thời; hoạt động kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở Viện kiểm sát cấp dưới tuân thủ quy chế về thông tin, báo cáo của Ngành chưa được thường xuyên; chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý, rà soát những vi phạm, thiếu sót trong việc chậm gửi, không gửi thông tin, báo cáo theo quy chế của Ngành. Còn có Viện kiểm sát cấp dưới không gửi hoặc gửi chậm thông tin, báo cáo; chưa tuân thủ nghiêm túc quy định bắt buộc báo cáo theo danh mục của Ngành; chậm gửi, gửi thiếu hồ sơ án đình chỉ, cáo trạng, nội dung báo cáo không rõ ràng, hồ sơ không chuẩn bị đầy đủ...
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe những ý kiến tham luận tập chung vào các chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ từ thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát các cấp, như: Kỹ năng xử lý của Kiểm sát viên về tình huống của người tham gia tố tụng cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự; kinh nghiệm tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao khẳng định, đây là Hội nghị rất cần thiết nhằm nâng cao công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát nhân dân.
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp quán triệt đầy đủ, nghiêm túc về tầm quan trọng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội đến công chức trong đơn vị; xác định rõ đây là công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị, pháp lý của ngành Kiểm sát nhân dân, góp phần chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.
Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn chuyên sâu cho Kiểm sát viên về những kỹ năng phát hiện hành vi phạm tội, nhận diện các dạng hành vi phạm tội mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng vô tuyến, mạng viễn thông để định tội cho đúng, từ đó làm căn cứ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, tập huấn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các tội phạm công nghệ cao; rút kinh nghiệm đối với các vụ án có vi phạm, tăng cường nhân rộng các vụ án có chất lượng cao. Quan tâm tăng cường công tác đào tạo tại chỗ; bố trí, phân công Kiểm sát viên giải quyết án trật tự xã hội phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng vụ án.
-
1Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh có tân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
-
2Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
3Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
4Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
5Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
6Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
7Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
8Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.