Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(kiemsat.vn) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/2/2025.
Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có hiệu lực từ ngày 15/02/2025
Bộ Chính trị đề nghị sửa đổi quy định theo hướng không kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên
Quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước
Theo đó, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ 3 khi chưa có sự đồng ý thì bị phạt 30 - 40 triệu đồng. Trong trường hợp thông tin có liên quan là dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người tiêu dùng, mức phạt gấp 2 lần mức tiền phạt nêu trên.
![]() |
Hình ảnh minh họa. |
Nghị định cũng nêu rõ phạt tiền gấp 4 lần trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn thực hiện. Đối với các giao dịch trên không gian mạng, nghị định cũng quy định việc phạt tiền 50 - 70 triệu đồng đối với chủ thể kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số nếu có hành vi vi phạm.
Chẳng hạn, sử dụng biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng trên nền tảng số, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, hành vi quấy rối người tiêu dùng thông qua hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc đề nghị giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh, do không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết cũng bị phạt nặng.
Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng; ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng cũng bị phạt tiền 50-70 triệu đồng.
Nghị định sửa đổi cũng quy định phạt tiền 100 - 200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
-
1Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
-
2Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng
-
3Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính
-
4Quốc hội thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi)
-
5Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
-
6Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia là Chủ tịch Quốc hội
-
7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật thuộc lĩnh vực tư pháp được Quốc hội thông qua
-
8VKSND quận Hải Châu tham gia phiên họp xét đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện
-
9Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030
Bài viết chưa có bình luận nào.