Quy chế mới về bầu cử trong Đảng
(kiemsat.vn) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Quyết định 190-QĐ/TW ngày 10/10/2024 về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII
Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII
Đồng chí Lương Cường được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026
Theo đó, Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội Chi bộ, đại hội Đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị Ban chấp hành, hội nghị Ủy ban kiểm tra. Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đo Đại hội quyết định.
Cấp ủy, tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được vận dụng theo Quy chế này.
Quy chế nêu rõ, việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.
Về hình thức bầu cử, tại Điều 3 của Quy chế quy định như sau:
1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu Ban chấp hành Đảng bộ, Chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Về quyền bầu cử
Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp ủy cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Quy định về số dư và danh sách bầu cử
1. Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%.
2. Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
3. Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp ủy triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bần thì đại hội (hội nghị) quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp nhân sự đề cử, ứng cử nhiều hơn 30% số lượng cần bầu do cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cơ cấu, tuổi đảng (trường hợp có tuổi đảng bằng nhau thì đều được đưa vào danh sách bầu cử).
4. Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A, B, C..., nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo bộ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5. Trường hợp cần bầu lấy số lượng từ 1 đến 6 người, danh sách bầu cử có số dư tối đa là 1 người.
6. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng; quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định, Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.
Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng. Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
-
1Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến gặp mặt các đồng chí nguyên Lãnh đạo VKSND tối cao qua các thời kỳ
-
2UBKT Trung ương xem xét, kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm
-
3Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
-
4Việt Nam và Xinh-ga-po ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự
-
5 Hồ sơ dự án Nghị quyết được VKSND tối cao chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét theo trình tự, thủ tục rút gọn và thông qua tại một kỳ họp
-
6Thành lập, giải thể VKSND cấp huyện thuộc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bài viết chưa có bình luận nào.