Quốc hội thông qua phương án phá sản ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt
(kiemsat.vn) Với tỉ lệ tán thành là 88,80%, tương ứng 436/444 đại biểu tham gia biểu quyết, chiều nay 20/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD).
Không dùng ngân sách trong tái cơ cấu tổ chức tín dụng
Các ngân hàng rốt ráo xử lý “cục máu đông” nợ xấu
TAND tối cao hướng dẫn về xử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp phá sản
Toàn cảnh phiên họp ngày 20/11
Theo dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được thông qua, 5 phương án để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm:
– Phương án phục hồi;
– Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
– Phương án giải thể;
– Phương án chuyển giao bắt buộc;
– Phương án phá sản.
Theo đó, phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.
Trong các phương án này thì phá sản tổ chức tín dụng là mới nhất, lần đầu được áp dụng. Việc đưa phương án phá sản ngân hàng là 1 trong 5 phương án tái cơ cấu TCTD được kiểm soát đặc biệt là một cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi cái nhìn về phá sản đối với các TCTD từ phía các cơ quan chức năng.
Luật các TCTD (sửa đổi) được bổ sung nhiều vấn đề quan trọng, khắc phục những tồn tại của Luật các TCTD cũ, đồng thời tạo được hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong quá trình cơ cấu lại các TCTD. Luật bổ sung việc áp dụng biện pháp can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có dấu hiệu yếu kém (nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt). Đồng thời, quy định rõ thời hạn, biện pháp áp dụng để TCTD tự khắc phục các yếu kém.
Đồng thời, Luật còn bổ sung một số khoản về yêu cầu kinh nghiệm quản lý, điều hành của các nhân sự nhằm bảo đảm các cá nhân tham gia quản trị, điều hành TCTD. Từ đó, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các TCTD.
Anh Minh
Chủ mỏ vàng Phước Sơn bị mở thủ tục phá sản
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.