Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội được ‘nâng cấp’ thành Đại học Luật
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội – đã có lịch sử 40 năm hình thành và phát triển, vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật…
Cổng trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Tuổi trẻ.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.
Việc thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội gắn với tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi – School of Law) là một đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.
Hiện tại, Khoa Luật có 117 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong 3 cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam.
Hiện nay, Khoa có 58 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên, trong đó có 2 GS. TSKH; 05 GS. TS; 15 PGS. TS. 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Bảo Bảo/Theo Infonet
-
1Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
2Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
3Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
4Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
5Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
6Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
7Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.