Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 11/2024

11/06/2024 10:43

(kiemsat.vn)
Ban Biên tập trân trọng giới thiệu tới Quý vị độc giả Tạp chí Kiểm sát số 11/2024 phát hành ngày 05/6/2024 với các nội dung chính sau đây:

Mục lục Tạp chí Kiểm sát in số 11/2024:

Bài viết: Nguyên tắc suy đoán vô tội và những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tác giả: ThS. Nguyễn Hữu Quyền.

Bài viết: Quyền tư pháp và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh.

Bài viết: Một số kết quả và phương hướng, nhiệm vụ chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân thời gian tới. Tác giả: Hoàng Minh Tiến.

Bài viết: Về tình tiết định khung “có tính chất côn đồ” theo điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong vụ án có đồng phạm. Tác giả: Nguyễn Minh Cương.

 

Nổi bật trên chuyên mục NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI, bài viết “Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam” của các tác giả Vũ Công Giao, Nguyễn Phương Uyên phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến, khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và xác định nội hàm của hoạt động; kinh nghiệm của một số quốc gia, thực tiễn bảo đảm sự tham gia của Nhân dân vào việc xây dựng Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả bảo đảm sự tham gia của Nhân dân vào việc xây dựng Hiến pháp ở Việt Nam trong tương lai.

Viện kiểm sát được sinh ra với chức năng kiểm tra và giám sát pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Quá trình xây dựng pháp luật cũng như tuân thủ pháp luật đều được giám sát đảm bảo tăng cường pháp chế. Vì vậy, cần giao lại cho Viện kiểm sát các chức năng, nhiệm vụ như khi Viện kiểm sát được sinh ra. Mặt khác, ở Việt Nam mọi hoạt động đều chịu sự lãnh đạo của Đảng nên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - người đứng đầu trong cơ quan Viện kiểm sát cũng cần được giao vị trí quan trọng trong Đảng. Đó là nội dung chính trong bài viết “Quyền tư pháp và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Hạnh trên chuyên mục CÔNG TÁC KIỂM SÁT.

Qua bài viết “Một số kết quả và phương hướng nhiệm vụ chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân thời gian tới”, tác giả Hoàng Minh Tiến nhấn mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Kiểm sát nhân dân; mục tiêu đặt ra là đổi mới căn bản và toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành; từ tư duy, nhận thức đến hành động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thời gian qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã thực hiện kịp thời các chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, qua đó đề ra những giải pháp để tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Trí tuệ nhân tạo có thể góp phần vào quá trình hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa nền tư pháp Việt Nam, giúp Tòa án tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho các hoạt động của hệ thống tư pháp. Bài viết “Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc nâng cao chất lượng xét xử” của tác giả Nguyễn Văn Quân trên chuyên mục THÔNG TIN KHOA HỌC chỉ ra rằng  việc tự động hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng góp phần cải thiện tính minh bạch và công bằng của các quyết định xét xử.

Ngoài ra, Tạp chí Kiểm sát số 11/2024 còn có một số bài viết như: “Nguyên tắc suy đoán vô tội và những vấn đề đặt ra với việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hữu Quyền; “Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai theo Luật đất đai năm 2024” của tác giả Khúc Thị Trang Nhung - Nguyễn Việt Hoàng; “Về tình tiết định khung có tính chất côn đồ theo điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong vụ án có đồng phạm” của tác giả Nguyễn Minh Cương…

Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!

 

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

Đọc nhiều
lên đầu trang