Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại VKSQS khu vực 43

04/03/2022 10:21

(kiemsat.vn)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp cùng với những lợi ích mang lại, xu hướng làm việc trực tuyến và từ xa là hình thức làm việc được phát triển, áp dụng nhiều trong thời gian tới.

Hiện thực hóa chủ trương của Lãnh đạo VKSND tối cao về đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân theo Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019, Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao, cụ thể: “Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp phải xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong Ngành là khâu đột phá, trọng tâm của năm 2021 và các năm tiếp theo để tập trung chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”. Do vậy, trong những năm qua, VKSQS khu vực 43 đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong đó nổi bật là việc khai thác hệ thống truyền hình trực tuyến các điểm cầu và triển khai số hóa hồ sơ, tài liệu.

Một buổi rút kinh nghiệm xét xử trực tuyến tại VKSQS khu vực 43.

Cụ thể, sau khi kết thúc xét xử một vụ án hình sự, ngoài việc phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, VKSQS hai cấp thường xuyên sử dụng hệ thống truyền hình trực tuyến các điểm cầu để tổ chức rút kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến vụ án đã xét xử.

Việc họp rút kinh nghiệm trực tuyến này mang lại nhiều ưu điểm, hiệu quả như: Có sự tham gia đầy đủ hơn từ Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên trong hai cấp VKSQS quân khu; tạo điều kiện thuận lợi để Lãnh đạo VKSQS hai cấp có những đánh giá, góp ý những vấn đề đã làm tốt, những thiếu sót, hạn chế liên quan đến phiên tòa với Kiểm sát viên; công tác kiến nghị, thỉnh thị và trả lời thỉnh thị từ đó cũng rút ngắn đáng kể về mặt thời gian; Kiểm sát viên đã nhận được những đánh giá, đóng góp của tập thể về thủ tục, nội dung, quan điểm giải quyết vụ án và là môi trường học tập, tiếp thu kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ...

Việc số hóa hồ sơ cũng là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, là hình thức chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản giấy thành dữ liệu dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ. Đồng thời, công tác lưu trữ, hồ sơ số hóa có thể thay thế các phương pháp lưu trữ truyền thống do ưu điểm tồn tại trong thời gian lâu dài thông qua dữ liệu điện tử, và không cần không gian lưu trữ lớn, thuận lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, giảm thời gian, chi phí tối đa cho việc quản lý lưu trữ, hạn chế hư hỏng, mất mát tài liệu do yếu tố môi trường và các yếu tố khách quan khác.

Thực hiện số hóa hồ sơ vụ án hình sự.

Nhận thức được lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ VKSQS trung ương, Cục Chính trị và VKSQS Quân khu 4, VKSQS khu vực 43 đã tiến hành mua sắm, tiếp nhận đưa vào sử dụng các trang thiết bị, phần mềm phục vụ việc ghi âm, ghi hình, scan, số hóa và lưu trữ hồ sơ; đồng thời nhanh chóng nghiên cứu số hóa hồ sơ vụ án, tổ chức học tập rút kinh nghiệm, trao đổi truyền đạt kỹ năng, đẩy mạnh triển khai áp dụng số hóa trong lưu trữ hồ sơ. Qua đó, từ năm 2021, 100% hồ sơ các vụ án hình sự tại VKSQS khu vực 43 đã được số hóa và lưu trữ. 

Để đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành Kiểm sát quân sự xác định cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát; bảo đảm dữ liệu điện tử, số hóa phục vụ hầu hết các hoạt động quản lý điều hành và công tác chuyên môn của Ngành …; nâng cao chất lượng ứng dụng hệ thống truyền hình Hội nghị tại các điểm cầu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, hướng tới kết nối với TAQS các cấp truyền hình trực tuyến phiên tòa xét xử hình sự; đồng thời, cần cập nhật, hướng dẫn những quy định mới về xét xử trực tuyến, tố tụng trực tuyến, phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc cơ bản và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp không chậm trễ, tiết kiệm, tiến tới chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, đảm bảo quá trình áp dụng công nghệ thông tin trong phục vụ công tác chuyên môn có căn cứ và cơ sở pháp lý.

Ngoài ra, tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có; các trang thiết bị phải được đồng bộ riêng, chỉ sử dụng cho công tác số hóa hồ sơ và hoàn toàn không được kết nối internet; đề xuất xây dựng và bổ sung những phần mềm chuyên nghiệp, tính bảo mật cao hơn, phục vụ cho công tác biên tập, sao chụp, quản lý, lưu trữ, thống kê dữ liệu. Bên cạnh đó, VKSQS các cấp cần thực hiện kết nối và đưa vào sử dụng Mạng thông tin Khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng (gọi tắt là mạng MISTEN) để phục vụ lưu trữ, truyền dẫn dữ liệu nội bộ, hướng tới liên thông dữ liệu án hình sự giữa các các cấp Viện kiểm sát và rộng hơn là giữa các cơ quan tư pháp trong Quân đội.

Đồng thời, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, công nghệ thông tin cho cán bộ, Kiểm sát viên, nhất là kỹ năng về sử dụng các thiết bị số phục vụ cho công tác số hóa hồ sơ vụ án và công bố, sử dụng các tài liệu, chứng cứ được số hóa tại phiên tòa./.

Tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn là tổ chức đạt số điểm tổng cộng cao nhất của 06 tiêu chí

(Kiemsat.vn) - Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Thông tư gồm 10 điều và 02 Phụ lục (Phụ Lục Bảng tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức đấu giá tài sản; Phụ lục mẫu thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản). Thông tư hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.

Liên ngành tố tụng thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

(Kiemsat.vn) - Tố tụng trực tuyến nói chung, xét xử trực tuyến nói riêng đang dần là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động cải cách tư pháp, tạo cơ chế thuận lợi cho tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa; bảo đảm từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với xu thế, đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch trong tình hình Covid-19 hiện nay.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang