Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay
(kiemsat.vn) Chiều 17/3/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023
Chùm ảnh: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, văn hóa, sáng tạo
![]() |
Quang cảnh buổi Tọa đàm. |
Chủ trì Tọa đàm có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng và Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Thị Hải Vân. Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo các cơ quan báo, tạp chí Trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, các Liên Chi hội.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo Việt Nam chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí là một đơn vị của Hội được trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Từ khi thành lập, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong các hoạt động, phấn đấu thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam giao phó.
Trong gần 03 năm qua, mặc dù đại dịch COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức cho việc tổ chức lớp học so với những năm trước đó nhưng trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn và đổi mới các phương thức tổ chức lớp học, nên về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu học tập của các hội viên, nhà báo trên toàn quốc. Do vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đổi mới nội dung để đáp ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển. Những khóa học cũng cần phải đa dạng hơn với nhiều chủ đề khác nhau, từ kỹ năng cho đến thực hành, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi khẳng định, buổi Tọa đàm ngày hôm nay là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao công tác đào tạo và bồi dưỡng báo chí cho các hội viên, nhà báo trong thời đại chuyển đổi số.
Phát biểu tại Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam và sự ủng hộ, giúp đỡ của Văn phòng Hội, Hội Nhà báo các cấp, các cơ quan báo chí nên tính từ năm 2020 đến hết năm 2022, Trung tâm đã tổ chức được 333 hoạt động cho hơn 10.000 lượt hội viên Hội Nhà báo trong cả nước.
Trong năm 2023, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, tăng cường chất lượng và hiệu quả các khóa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn nghiệp vụ của các nhà báo và các cán bộ quản lý của các cơ quan báo chí. Cùng với việc tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng làm báo hiện đại cho các loại hình báo chí, Trung tâm sẽ đặc biệt chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo Việt Nam bằng cách lồng ghép các cuộc trao đổi đạo đức nghiệp vụ trong các chương trình bồi dưỡng mang tính thực tiễn cao.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đánh giá, các khóa bồi dưỡng của Trung tâm thời gian qua đã bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất long-form (bài chuyên đề) cho báo mạng, sản xuất Podcast, công cụ trực tuyến để làm báo, làm báo bằng facebook, ngăn chặn tin tức giả. Mặt khác, chú trọng việc bồi dưỡng kỹ năng cho các nhà báo về mảng khoa học, truyền thông về giới, xây dựng Đảng, tiếp cận và khai thác thông tin trong thời đại kỹ thuật số. Nội dung về chính trị, đạo đức người làm báo được lồng ghép trong các bài giảng nhằm giúp cho các nhà báo luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp. Cùng với đó, các đại biểu cũng đưa ra đề xuất, góp ý về những kỹ năng cần thiết mà các cấp Hội Nhà báo, cơ quan báo chí mong muốn bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên trong bối cảnh báo chí hiện nay.
-
1Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn theo từng ngạch Kiểm sát viên
-
4Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
5Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
6VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ lợi ích công và nhóm dễ bị tổn thương
Bài viết chưa có bình luận nào.