Cứu trợ thiên tai không đúng đối tượng, phạt đến 10 triệu đồng
(kiemsat.vn) Câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no” trong lúc thiên tai trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, vì thế tiền cứu trợ thiên tai cho dân phải được đưa đến đúng địa chỉ và kịp thời.
Mỗi lần thiên tai đi qua địa phương nào thì người dân nơi ấy lại cần sự hỗ trợ khẩn cấp để đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tức thời như nước uống, lương thực và quần áo. Ngoài ra, những hình thức hỗ trợ trung hạn, dài hạn sẽ giúp người dân khắc phục khó khăn, trở lại cuộc sống bình thường
Đáng tiếc, vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”, số tiền, hàng cứu trợ có lúc, có nơi không đến được với người dân bị thiệt hại bởi thiên tai; việc cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng đã từng xảy ra.
Theo Báo Pháp Luật đưa tin, năm 2011 người dân xã Diễn Hải bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và rét đậm, rét hại vụ xuân 2011. Do vậy, tỉnh Nghệ An và huyện Diễn Châu đã chuyển hơn 259 triệu đồng tiền hỗ trợ, khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ và hỗ trợ giống đậu phộng để khôi phục sản xuất cho xã Diễn Hải. Tuy nhiên, số tiền lẽ ra phải cấp phát cho dân từ năm 2011 thì qua 6 năm lại nằm trong ngân sách xã hơn 95 triệu đồng, hơn 40 triệu đồng trong HTX Diễn Hải, hơn 120 triệu đồng còn lại vẫn để trong kho bạc.
Nhằm xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong hoạt động cứu trợ thiên tai, ngày 14/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng;
– Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm trên bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định 104/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2017 và thay thế Nghị định 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013.
Phạm Hằng
(giới thiệu)
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.