Coi chừng “vẽ đường”… cho tài sản bất minh
Đề xuất truy thu đến 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực, nghe thì có vẻ “được” nhiều về nguồn thu, nhưng trên thực tế có thể “vẽ đường” dẫn đến nhiều hệ lụy.
Thanh tra đề xuất đánh thuế cao với tài sản kê khai không trung thực
Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ Mobifone mua cổ phần AVG
Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam
Đề xuất truy thu đến 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực, nghe thì có vẻ “được” nhiều về nguồn thu, nhưng trên thực tế có thể “vẽ đường” dẫn đến nhiều hệ lụy.
Nếu truy thu 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực, cũng có nghĩa là không cần biết khối tài sản đó có nguồn gốc như thế nào, bất minh hay hợp pháp; mà chỉ vì thủ tục kê khai không đúng, hoặc không thể hiện trong kê khai trước đó, là bị truy thu.
Nhưng trên thực tế, những khối tài sản không được kê khai ra không hẳn đều là không hợp pháp, hoặc bất minh.
Đối với những tài sản của cán bộ công chức và quan chức, theo qui định buộc phải kê khai minh bạch, nhưng lại giấu giếm, che lấp đi một phần nào đó, thì khi bị lộ cũng cần có sự đối xử công tâm. Nếu chứng minh được khối tài sản đó có nguồn gốc hợp pháp, nhưng chỉ vi phạm qui định về kê khai, thì có thể truy thu một phần giá trị hay truy thu thuế. Quá trình này phải được những cơ quan chuyên môn thẩm định, xác minh làm rõ, thậm chí thông qua con đường tư pháp là tòa án, để định ra mức truy thu hợp lí chứ không thể áng chừng hay ước lượng.
Tâm lí của không ít cán bộ công chức và đặc biệt là quan chức hiện nay là rất sợ xung quanh biết mình giàu, có nhiều tài sản. Tâm lí dè chừng đó cũng một phần xuất phát từ những định kiến không hoàn toàn đúng trong xã hội: Cứ thấy cán bộ công chức và quan chức giàu lên là lại đổ cho có từ tham nhũng, ăn hối lộ… Tất nhiên trong xã hội hiện nay cũng có không ít quan chức giàu lên bất thường, mà nếu che đậy kĩ thì để cho vợ/chồng, cha/mẹ hay con cái đứng tên; còn “vụng về” thì kê khai dựa vào nghề “nuôi gà”, “buôn chổi đót”, “chạy xe ôm”…
Truy thu 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực trong trường hợp những tài sản đó được chủ sở hữu chứng minh có nguồn gốc hợp pháp, cũng đã là một cái giá phải trả khá đắt. Tuy nhiên, đối với những khối tài sản đã kê khai không trung thực mà còn có nguồn gốc bất minh (không thể chứng minh có được từ thu nhập), thì cách xử lí “bỏ vào cùng một giỏ” truy thu 45% giá trị như đối với loại tài sản có nguồn gốc hợp pháp, là hoàn toàn không ổn. Bởi những tài sản bất minh thường có nguồn gốc từ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu… hay nói chung do phạm pháp mà có, nếu truy thu 45% giá trị để sau đó chúng được hợp pháp hóa thành tài sản “sạch”, thì chẳng khác nào tiếp tay cho “rửa tiền”.
“Tài sản kê khai không trung thực” và “tài sản bất minh” là hai khái niệm khác nhau, cho nên cũng cần có cách xử lí khác nhau phù hợp với mỗi loại tài sản. Nếu đánh đồng cùng một loại như nhau và áp dụng mức truy thu hoặc mức đánh thuế giống nhau, thì vô hình chung lại “vẽ đường” cho những tài sản bất minh.
-
1Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn theo từng ngạch Kiểm sát viên
-
5Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
6VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.