Cơ quan điều tra VKSND tối cao: Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các nguồn tin về tội phạm tạm đình chỉ giải quyết, các vụ án tạm đình chỉ điều tra
(kiemsat.vn) Ngày 04/01/2024, Cơ quan điều tra VKSND tối cao tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024. Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nâng cao chất lượng và kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện bản yêu cầu điều tra, yêu cầu xác minh trong giải quyết án trật tự xã hội
Tạp chí Kiểm sát tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024
Chủ động kiểm sát từ sớm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 03 điểm cầu tại TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk. |
Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và nâng chất hoạt động điều tra. Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành, đặc biệt công tác phối hợp cùng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) VKSND tối cao ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra vụ án hình sự. Tích cực, chủ động trong công tác phát hiện vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền, qua đó khởi tố nhiều vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm, đồng tình.
Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra đã chủ động phát hiện, khởi tố nhiều vụ án liên quan đến tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; tỷ lệ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp chiếm 70,5% trên tổng số án thụ lý. Đã chú trọng công tác thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng, chức vụ mà có; tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt 85,4%. Tập trung thực hiện công tác quản lý nguồn tin, án tạm đình chỉ; qua đó đã phục hồi và giải quyết nhiều nguồn tin, án tạm đình chỉ tồn đọng của những năm trước.
Trong năm 2023, tổng số thông tin phản ánh về tội phạm và đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đến Cơ quan điều tra giải quyết là 3.072, trong đó đã xử lý 2.970 đơn, thông tin, đạt 96,7%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022. Thụ lý tổng số 204 nguồn tin về tội phạm; đã giải quyết 195 nguồn tin về tội phạm, tỷ lệ giải quyết đạt 95,6%, vượt 5,6% so với chỉ tiêu Ngành và Quốc hội giao, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Khởi tố, thụ lý điều tra tổng số 88 vụ/166 bị can, đã giải quyết 70 vụ/121 bị can, đạt 79,5%, vượt 4,5% so với chỉ tiêu Ngành và Quốc hội giao, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm đạt 83%, vượt 13% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,5%, vượt 6,5% so với chỉ tiêu của Quốc hội.
Ban hành 46 kiến nghị gửi cơ quan Công an các cấp, 29 kiến nghị gửi Tòa án các cấp, 18 kiến nghị gửi cơ quan thi hành án dân sự các cấp, 14 kiến nghị gửi Viện kiểm sát các cấp; 08 kiến nghị gửi ngành khác.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, Đảng ủy, lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng chú trọng đến công tác hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy, đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ Điều tra viên chính quy, tinh nhuệ, góp phần xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp liêm chính, nghiêm minh.
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được trong năm 2023 của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. |
Đồng tình với các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã đề ra, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị, Cơ quan điều tra VKSND tối cao cần tập trung xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt đề cao công tác phòng chống tiêu cực; tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành; rà soát đánh giá lại đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng điều tra viên để bố trí, sắp xếp phát huy năng lực sở trường chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó chú trọng công tác tự đào tạo; nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan điều tra...
Tiếp tục đổi mới công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ngành, đặc biệt trong công tác phối hợp với Vụ 6 VKSND tối cao trong quá trình điều tra vụ án hình sự; tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các nguồn tin về tội phạm tạm đình chỉ giải quyết, các vụ án tạm đình chỉ điều tra; quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách cho hoạt động của Cơ quan điều tra và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ, coi đây là một nhiệm vụ đột phá trong năm 2024.
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trao Cờ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân cho tập thể Cơ quan điều tra VKSND tối cao. |
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự năm 2024
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.