“Chuyên nghiệp là chìa khóa cho chất lượng lập pháp”
(kiemsat.vn) Một bài học kinh nghiệm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV nhấn mạnh: Coi trọng tính chuyên nghiệp, định hướng chính sách rõ ràng ngay từ khi lập đề nghị là chìa khóa quan trọng cho chất lượng của hoạt động lập pháp.
Quốc hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành trọng trách được giao phó
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 11
Việc xin bổ sung dự án luật, nghị quyết còn nhiều
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV có 18 thành viên gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 13 Ủy viên. Báo cáo công tác trong nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định đã hoàn thành khối lượng công việc ngày càng nhiều, chất lượng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Quốc hội.
Góp phần đổi mới hoạt động Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cải tiến, đổi mới chỉ đạo, điều hành việc chuẩn bị cho 11 kỳ họp của Quốc hội.
Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, lựa chọn phương án tổ chức 2 kỳ họp theo hình thức kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung diễn ra rất thành công, nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, góp phần đổi mới hoạt động của Quốc hội.
Về hoạt động lập pháp, qua xem xét, cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các dự án, dự thảo đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao. Đặc biệt đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội nhằm cụ thể hóa các quy định về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, trình Quốc hội ban hành các nghị quyết phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng; kịp thời cho ý kiến để trình Quốc hội quyết định về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm thực hiện chính quyền đô thị tại 3 thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy, đổi mới mô hình quản lý, phát triển kinh tế của các thành phố động lực.
Theo thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 pháp lệnh và 32 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, cho ý kiến đối với 10 dự thảo nghị định của Chính phủ; quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền để Chính phủ có cơ sở xây dựng và ban hành các nghị định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành 54 phiên họp thường kỳ, 1 phiên họp bất thường, tổ chức 6 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và xem xét, quyết định các vấn đề theo thẩm quyền.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cũng nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lập dự kiến chương trình giám sát để trình Quốc hội xem xét, quyết định bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Công tác chuẩn bị cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn ở Quốc hội tiếp tục có sự đổi mới, linh hoạt để bảo đảm nâng cao chất lượng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn tại 5 phiên họp, lựa chọn các nhóm vấn đề nổi cộm, bức xúc; lần đầu tiên tiến hành chất vấn, giám sát lại đối với việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018; giám sát 7 chuyên đề với nhiều cải tiến về cách thức tổ chức, tiến hành hoạt động của Đoàn giám sát; tiến hành giám sát văn bản quy phạm pháp luật từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến tháng 8/2020.
Kịp thời, quyết liệt ứng phó tình huống bất thường
Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, các vấn đề quan trọng trình Quốc hội đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, phân tích, đánh giá đa chiều, bảo đảm chất lượng, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và bám sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
“Nhiều nội dung có tính cấp bách được xem xét trong thời gian gấp nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ quy trình, thủ tục, thể hiện tính kịp thời và quyết liệt để ứng phó với những tình huống bất thường; giải quyết dứt điểm những dự án, công trình không còn khả thi hoặc tạo hành lang pháp lý cho những cơ chế, chính sách mới mang tính đột phá về phát triển kinh tế - xã hội” – ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.
Điểm mới, linh hoạt trong hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ này là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến việc trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa một số nội dung quan trọng, cấp thiết vào nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý điều hành. Đặc biệt, trong năm 2020 đã kịp thời cho ý kiến, quyết định nhiều chính sách về thuế, phí, tín dụng, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19.
Về đối ngoại, điểm nổi bật trong nhiệm kỳ là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị APPF 26 tại Hà Nội (tháng 1/2018), các hoạt động trong Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41 (bằng hình thức trực tuyến)... đã tạo ra điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, góp phần vào những thành công chung về các hoạt động ngoại giao của Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế như: Tình trạng chậm gửi hồ sơ tài liệu chưa được khắc phục; tính ổn định của chương trình làm việc thường kỳ chưa cao; một số nội dung được bổ sung sát phiên họp làm ảnh hưởng đến chất lượng xem xét, thảo luận; việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có lúc chưa quyết liệt, còn tình trạng bổ sung vào chương trình một số dự án gần khai mạc kỳ họp…
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là còn thiếu ý kiến tham gia hoặc có sự nể nang trong việc phản biện, thẩm tra; việc chấp hành các bước trong thực hiện một số quy trình, thủ tục còn chưa nghiêm túc, đầy đủ, mang tính hình thức; việc xem xét trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu trong việc trình dự án, dự thảo không bảo đảm tiến độ, chất lượng còn chưa được thực hiện nghiêm…
Từ thực tế hoạt động của nhiệm kỳ qua, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra là việc coi trọng tính chuyên nghiệp trong hoạt động lập pháp, định hướng chính sách rõ ràng ngay từ khi lập đề nghị là chìa khóa quan trọng cho chất lượng của hoạt động lập pháp.
Có thể khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, triển khai khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng, bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều đổi mới trong tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề mới do thực tế đặt ra, góp phần quan trọng vào thành tựu chung trong hoạt động của Quốc hội khóa XIV./.
Lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu làm trọng tâm
VKSND tỉnh Tiền Giang giao ban trực tuyến công tác Quý I năm 2021
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.