Chủ tịch Quốc hội: Giãn cách xã hội không có nghĩa là để chậm trễ công việc
(kiemsat.vn) Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chúng ta thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không có nghĩa là không làm việc và để chậm trễ bất cứ vấn đề gì liên quan tới công việc theo kế hoạch.
Công bố quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kiện toàn chức danh Phó Tổng Thư ký Quốc hội
“Chặn đứng” đường dây vận chuyển 3 tạ ma túy đá vào TP. HCM tiêu thụ
Ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ chuẩn bị hết thời hạn xét xử
Sáng 20.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự, phát biểu khai mạc phiên họp 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành của Chính phủ đã nỗ lực, tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chủ động điều chỉnh linh hoạt cách thức làm việc phù hợp. Các Ủy ban của Quốc hội đã tiến hành họp trực tuyến để thẩm tra các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Người đứng đầu Quốc hội cho biết, một số lượng lớn các nội dung được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được chuẩn bị theo phương thức mới cũng như chuẩn bị các nội dung trình ra kỳ họp 9, Quốc hội khóa XIV.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý về việc phiên họp 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lùi lại 1 tuần so với dự kiến do tình hình dịch bệnh. Trước đó Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản đề nghị các cơ quan bằng hình thức thích hợp vẫn phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng tới hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn thiếu một số tài liệu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là vấn đề cần chú ý.
“Chúng ta thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh không có nghĩa là chúng ta không làm việc và để chậm trễ bất cứ vấn đề gì liên quan tới công việc theo kế hoạch. Phải thay đổi phương thức làm việc, do đó tôi đề nghị các cơ quan rút kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu cho phiên họp” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong việc tiếp thu các ý kiến tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8.4 vừa qua và đã kịp thời ban hành Nghị quyết, nhanh chóng chỉ đạo triển khai gói an sinh xã hội, đến người dân đang gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Theo chương trình phiên họp, từ ngày 20-28.4.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về 6 dự án luật gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Dự án Luật Cư trú (sửa đổi); Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội. Phiên họp 44 cũng sẽ báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV; Xem xét, quyết định việc thành lập 03 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới
Cách chức vụ trong Đảng của Phó Chủ tịch HĐND huyện không đeo khẩu trang
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.