Cần tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn, trình tự thủ tục ban hành quyết định hành chính

01/03/2017 11:02

(kiemsat.vn)
Ngày 28/2, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng (Viện cấp cao 2) tổ chức Hội nghị “Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác ban hành quyết định hành chính và kiểm sát giải quyết án hành chính ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.

Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND, TAND và VKSND các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên cùng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Viện cấp cao 2. Nội dung Hội nghị tập trung vào những nội dung mới của Luật tố tụng hành chính năm 2015 và thực trạng thụ lý giải quyết án hành chính tại Viện cấp cao 2.

Theo báo cáo, lượng án hành chính được thụ lý để giải quyết tại Viện phúc thẩm 2 trước đây và Viện cấp cao 2 hiện nay liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Từ khi Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực (01/7/2016) thì lượng án hành chính được thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tăng đột biến. Nếu như năm 2012 chỉ thụ lý 76 vụ thì năm 2016 đã thụ lý giải quyết 138 vụ; trong số các quyết định hành chính bị khởi kiện thì Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất (72%)…

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị đã đưa ra các nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác ban hành quyết định hành chính và chất lượng công tác giải quyết án hành chính trong thời gian tới. Trong đó, Viện cấp cao 2 nhấn mạnh, cơ quan hành chính nhà nước cần tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn, trình tự thủ tục ban hành quyết định hành chính. Phải bảo đảm mọi quyết định hành chính đề viện dẫn đúng căn cứ pháp luật, trước khi ban hành phải có đầy đủ tài liệu làm căn cứ. Đối với những trường hợp nội dung chưa rõ, số liệu chồng chéo, mâu thuẫn, những vụ việc khiếu kiện kéo dài, dư luận quan tâm cần phải xác minh cụ thể, bảo đảm quyết định hành chính đúng luật, phù hợp với thực tế và công bằng.

Viện cấp cao 2 kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng phải nắm vững các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết án hành chính. Quá trình giải quyết án phải hết sức lưu ý đến các dạng vi phạm có thể dẫn đến hủy bản án, như thụ lý sai thẩm quyền, xác định không đúng tư cách đương sự, không đưa đầy đủ người liên quan vào tham gia tố tụng; đồng thời, cần nghiên cứu cụ thể, chi tiết nội dung vụ kiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ những vấn đề còn mâu thuẫn trong hồ sơ để đảm bảo việc giải quyết có căn cứ và có tính thuyết phục cao.

Thy Anh

Kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính tại phiên tòa sơ thẩm

(Kiemsat.vn) - BLTTDS năm 2015 và Luật TTHC năm 2015 bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa dân sự, hành chính. Bài viết nêu những kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính tại phiên tòa sơ thẩm.

Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

(Kiemsat.vn) - Vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính được quy định cụ thể tại Điều 6 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Theo đó, người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không quy định việc bồi thường thiệt hại do nguyên nhân nào.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang