Cán bộ điều tra phải nắm vững thẩm quyền mới
(kiemsat.vn) – Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong tại Hội thảo đề tài cấp Bộ: “Thẩm quyền của cơ quan điều tra VKSNDTC theo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 và giải pháp tổ chức thực hiện” do Cơ quan điều tra VKSNDTC đã tổ chức sáng 26/10.
Thông tin chính thức vụ Giám đốc Quỹ tín dụng bỏ trốn
Khởi tố vụ án “Chiếm đoạt chất ma túy” xảy ra tại Chi cục Thi hành án quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Điều tra “dấu hiệu hối lộ” nhà báo của Giám đốc Sở Kế hoạch Yên Bái
Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC, Chủ nhiệm đề tài khoa học; Tiến sĩ Nguyễn Tiến Sơn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC, Thiếu tướng Tạ Quang Khải Phó Viện trưởng VKSQS Trung ương, lãnh đạo Cơ quan điều tra, Vụ 6, các nhà khoa học nghiên cứu pháp lý và toàn thể cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra VKSNDTC.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC, chủ nhiệm đề tài khoa học
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh: “Hội thảo dịp để chúng ta nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC theo các luật mới về tư pháp; đồng thời đề ra các giải pháp triển khai thực hiện tốt thẩm quyền này trong thực tiễn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt phải thực hiện ngay từ 01/01/2018 và định hướng trong nhiều năm tới. Cán bộ điều tra phải nắm vững thẩm quyền mới của mình để đáp ứng yêu cầu công tác”.
Tại Báo cáo đề dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Sơn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC khẳng định thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC được quy định rõ trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 20), Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 163), Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (Điều 30). Theo đó, Cơ quan điều tra VKSNDTC có các thẩm quyền: “Điều tra tội phạm xâm phạm các hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, VKSND, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”. Như vậy, thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC đã được mở rộng trên nhiều phương diện từ tội danh đến đối tượng điều tra.
Mở rộng thẩm quyền về tội danh
Theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì tổng số tội danh mà Cơ quan điều tra VKSNDTC có thẩm quyền điều tra là 38 tội danh thuộc các chương XXIII và XXIV. Nhóm tội danh mở rộng gồm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (24 tội) và các tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (14 tội).
Báo cáo khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ 6 VKSNDTC đã tập trung phân tích về khái niệm quyền tư pháp và hoạt động tư pháp để từ đó, đưa ra những quan điểm về các tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp. Theo ông, quyền tư pháp được thừa nhận là quyền lực nhà nước với đặc trưng của quyền là độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào trong quá trình thực thi quyền lực. Nhà nước ta đã mở rộng phạm vi của quyền tư pháp, xác định công tác xét xử là khâu trọng tâm của hoạt động tư pháp, là một bộ phận chứ không phải là toàn bộ quyền tư pháp. “Theo đó, một số quyền tố tụng trước và sau xét xử và cả quyền bổ trợ tư pháp cũng được coi là quyền tư pháp”.
Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học VKSNDTC nêu thêm ý kiến: “Các văn bản luật hiện hành có nêu các khái niệm: xâm phạm hoạt động tư pháp, xảy ra trong hoạt động tư pháp, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích, hướng dẫn rõ về điều này”. Tập trung phân tích về các điều của Luật hiện hành, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuyên đưa ra một định nghĩa: “Xâm phạm hoạt động tư pháp là xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp”.
Theo báo cáo tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưởng, Trưởng khoa Điều tra tội phạm và Tội phạm học Đại học Kiểm sát bổ sung là cần phải phân tích cụ thể hơn vào phần mở rộng thẩm quyền về tội danh này. Đó là, những tội phạm tuy được quy định tại Chương XXIV nhưng không do cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền hoạt động tư pháp thực hiện thì không thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Ví dụ: Tội không chấp hành án (Điều 308), Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (Điều 386)
Mở rộng thẩm quyền điều tra đối với chủ thể phạm tội
Cùng với việc tăng thẩm quyền điều tra, các quy định mới của pháp luật cũng quy định mở rộng diện chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Báo cáo khoa học của Thạc sỹ Nguyễn Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ 6 VKSNDTC chỉ rõ: ngoài việc điều tra đối với các chủ thể là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tư pháp, nay Cơ quan điều tra VKSNDTC có thẩm quyền điều tra với người giám định, người dịch thuật, người định giá tài sản, Luật sư, người bào chữa … khi họ tham gia vào hoạt động tố tụng.
Quan điểm này của ông Nguyễn Việt Hùng cũng nhận được sự tán thành của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo. Theo Tiến sỹ Hoàng Anh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học, VKSNDTC thì tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp là khái niệm rộng, theo đó thì ngoài các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương 24 BLHS 2015, còn có các tội phạm khác không thuộc chương này nhưng xâm phạm, làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn của hoạt động tư pháp. “Tội nhận hối lộ dẫn đến có thể làm sai lệch vụ án có thể coi là một ví dụ cụ thể” ông Tuyên đưa ra ví dụ.
Báo cáo khoa học của Thạc sỹ Nguyễn Hồng Quân, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra VKSNDTC chỉ ra cả phạm vi và địa bàn điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nay đã mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, đồn Công an (Theo quy định tại điều 44 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015). Từ đó, ông đã đưa ra 07 nhóm giải pháp tổ chức thực hiện thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và một số kiến nghị để hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn.
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Sơn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC
Kết thúc phần tham luận, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Sơn, Thủ trưởng cơ quan điều tra VKSNDTC thay mặt Ban tổ chức Hội thảo ghi nhận toàn bộ ý kiến của các đại biểu tham gia để tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện đề tài cấp Bộ này.
Một số hình ảnh trong Hội thảo:
Sơn Tùng
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.