Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia giảm
Sau một tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, số ca tai nạn giao thông nhập viện do rượu bia giảm mạnh so với trước. - VnExpress Sức Khỏe
Vướng lao lý chỉ vì bia rượu
'Người Việt cần thoát khỏi vị trí dẫn đầu Đông Nam Á về uống bia, rượu'
Ngày 8/1, bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội cho biết, lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông một tuần nay giảm 50%. Trung bình mỗi ngày, khoa cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 100-130 bệnh nhân, nhưng khoảng một tuần qua có khoảng 60-70 ca cấp cứu.
"Đặc biệt là không có bệnh nhân nào nhập viện vì tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia", bác sĩ Hùng nói.
Bác sĩ Hùng cho rằng, kết quả này có được là do Luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường có hiệu lực.
![]() |
Bác sĩ Hùng thăm khám cho bệnh nhân ngày 8/1. Ảnh: P.Q |
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là điểm "nóng" về số ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Song, sáng 8/1, khoa Cấp cứu không tiếp nhận bệnh nhân vào viện do rượu bia. Hiện chỉ có một bệnh nhân ở Thanh Hóa nhập viện ngày hôm qua trong tình trạng có rượu bia, bị đa chấn thương đang được điều trị tích cực.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết từ ngày 1-6/1 bệnh viện tiếp nhận 305 trường hợp bị tai nạn giao thông, trong đó có 46 bệnh nhân có sử dụng rượu bia, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, trung bình mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 90 ca cấp cứu, trong đó 20% là tai nạn do lái xe có nồng độ cồn. Tuy nhiên, từ ngày 1-6/1, bệnh nhân tai nạn giao thông do lái xe có nồng độ cồn giảm còn 8%.
Tình trạng ngộ độc rượu, bia cũng giảm hẳn. Bác sĩ Lê Văn Dẫn, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho hay, những năm trước, cứ mỗi dịp Tết, khoa phải cấp cứu nhiều trường hợp ngộ độc do rượu, bia. Nhiều người hôn mê, nôn nhiều, suy đa tạng, phải lọc máu khẩn mà vẫn không giữ được tính mạng. Từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, tại khoa chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào ngộ độc.
"Luật đã có hiệu quả, góp phần giảm tải áp lực cho ngành y tế", bác sĩ Dẫn nói.
Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và thống kê từ Cục cảnh sát giao thông, sau 6 ngày đầu triển khai phạt nghiêm người có nồng độ cồn khi tham gia giao thông, tổng số người tử vong do tai nạn giao thông là 103, giảm 4 người so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca tai nạn giao thông cũng giảm mạnh.
Luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020. Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn trong máu vượt 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. So với Nghị định 46, mức phạt tiền tăng cao hơn 2 lần với ôtô và xe máy.
-
1Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
-
2Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
3"Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc"
-
4Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính
-
5Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
-
6Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII
-
7Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
-
8VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 11
-
9Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.