Bài 3: Những bài học kinh nghiệm qua 55 năm xây dựng và trưởng thành của CQĐT VKSNDTC
(kiemsat.vn) 55 năm xây dựng và trưởng thành, bao vất vả, khó khăn, để đạt được những thành tích, kết quả ngày hôm nay là rất nhiều những bài học đã được rút ra từ những kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ để vươn tới xây dựng Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng bộ cơ sở Cơ quan điều tra VKSND tối cao
Bài 2: Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ năm 2003 đến nay
Bài 1: Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ khi thành lập đến năm 2003
Nhìn lại chặng đường 55 năm, Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng đã tiến hành tổng kết, đánh giá và đúc rút được một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND trong bộ máy Nhà nước ta và của Cơ quan điều tra VKSND trong tổ chức bộ máy VKSND. Theo đó, hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND là một trong những nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Hoạt động của Cơ quan điều tra mạnh, hiệu quả là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước trong việc “lấp khoảng trống quyền lực” trong hoạt động tư pháp; góp phần bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh của các cơ quan tư pháp, củng cố lòng tin của nhân dân đối với hệ thống các cơ quan tư pháp của nước ta.
Hai là, đổi mới Cơ quan điều tra cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, trong đó có 3 yếu tố quan trọng: Thứ nhất, quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền điều tra, tạo thế chủ động trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Thứ hai, phải tổ chức bộ máy Cơ quan điều tra Viện kiểm sát hợp lý, đủ mạnh, bám sát được địa bàn hoạt động; trong đó việc lựa chọn cán bộ, Điều tra viên phải thực sự có năng lực, trình độ và nghiệp vụ chuyên sâu. Thứ ba, phải có cơ chế pháp lý rõ ràng, có đủ các điều kiện bảo đảm khác để phục vụ hoạt động đặc thù điều tra vụ án hình sự.
Ba là, điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là một hoạt động đều tra đặc thù, ngoài những đặc điểm như của các Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND còn có những đặc điểm riêng về chủ thể tội phạm và hành vi phạm tội; với mục tiêu của hoạt động điều tra là bảo đảm hỗ trợ để VKS làm tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, cần phải có những cơ chế, chính sách đặc biệt về quy mô tổ chức, lực lượng, kinh phí, trang thiết bị… mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ điều tra.
Bốn là, hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND phải được thực hiện với phương châm kết hợp giữa đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh các tội phạm, cần phải chú trọng tích cực kiến nghị với cơ quan tư pháp hữu quan xử lý triệt để vi phạm; đồng thời làm tốt công tác giáo dục, phòng ngừa, khắc phục kịp thời những sai phạm, sơ hở trong công tác quản lý cán bộ và trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
Năm là, hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung, thống nhất trong ngành KSND; đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó nòng cốt là sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương trong hệ thống VKSND. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra phải thực hiện nghiêm túc quy định về bảo mật.
Sáu là, Lãnh đạo Cơ quan điều tra phải thực sự gương mẫu, có lối sống trong sáng, lành mạnh. Nhân tố đặc biệt quan trọng là đoàn kết thống nhất để tạo sự đồng thuận, tin tưởng giữa cấp trên và cấp dưới. Chăm lo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của đơn vị. Thực hiện tốt, thiết thực quy chế dân chủ trong đơn vị.
Với những bài học kinh nghiệm đã đúc kết được trong thời gian qua, cùng với việc ý thức được trách nhiệm lớn lao mà Đảng và nhân dân đã giao phó cho ngành KSND nói chung và Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng; Lãnh đạo VKSND tối cao, trực tiếp là đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao và Ban cán sự Đảng VKSND tối cao qua các thời kỳ, mà nổi bật là từ năm 2010 đến nay đã luôn sát sao chỉ đạo Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong công tác kiện toàn, đổi mới bộ máy tổ chức, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của các đạo luật mới về tư pháp. Nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo VKSND tối cao, cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong suy nghĩ và hành động của tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSND tối cao, chỉ trong một thời gian ngắn, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng và chất, điều đó được thể hiện rõ nét như: Trước năm 2010, biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ có 31 biên chế với 03 phòng nghiệp vụ thì hiện nay đã có 185 biên chế với 7 phòng nghiệp vụ và 3 phòng đang thành lập được đặt tại các vùng miền trên phạm vi cả nước. Từ chi bộ với 31 đảng viên thì nay đã thành lập Đảng bộ Cơ quan điều tra với 110 đảng viên. Từ việc thực hiện thẩm quyền ở phạm vi chỉ điều tra một số tội phạm thuộc chương tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì nay Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra đối với tất cả các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp với tổng số 38 tội danh được quy định rõ ràng, cụ thể trong các đạo luật mới về tư pháp.
Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và VKSND tối cao cùng với sự phấn đấu không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ cán bộ, Điều tra viên, với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân. Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từ năm 2010 đến nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao liên tục được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Đảng bộ Cơ quan điều tra VKSND tối cao được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu. Năm 2016, tập thể Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, sự quan tâm, tạo điền kiện trong chỉ đạo, điều hành của tập thể Lãnh đạo VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKSND tối cao sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, củng cố và nâng cao sự tin tưởng của nhân dân đối với hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng đối với các cơ quan nhà nước nói chung.
Vũ Đăng Khoa
Kiểm sát viên VKSNDTC,
Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC
Trích bài “Cơ quan điều tra VKSNDTC 55 năm xây dựng và trưởng thành” của tác giả Vũ Đăng Khoa, Kiểm sát viên, VKSNDTC, Thủ trưởng CQĐT VKSNDTC, TCKS số 8/2017.
Bài 1: Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ khi thành lập đến năm 2003
Bài 2: Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ năm 2003 đến nay
Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.