7 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Trong Kế hoạch số 05/KH-VKSTC ngày 10/01/2025 về chuyển đổi số ngành Kiểm sát nhân dân năm 2025 đã xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số.
Việc giám định tiền giả, tiền nghi giả được thực hiện miễn phí
Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến trao quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn
Cơ quan điều tra VKSND tối cao tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số
Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo về công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Tập trung triển khai các hoạt động, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng, các thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chuyển đổi số của VKSND các cấp.
Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của VKSND các cấp.
Lãnh đạo các cấp cần làm gương và chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, trách nhiệm trong việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình nghiệp vụ.
Thể chế, chính sách số
Xây dựng các văn bản, kế hoạch thực thi các nhiệm vụ chuyển đổi số phải xác định cụ thể nội dung, thời hạn, yêu cầu kết quả, đánh giá kết quả triển khai, giải quyết cụ thể các vướng mắc.
Xây dựng, sửa đổi, ban hành các quy định, quy chế của Ngành phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số.
Xây dựng một nghị quyết riêng về phát triển nguồn nhân lực để có chính sách thu hút các chuyên gia CNTT, bảo mật thông tin nhằm nâng cao năng lực công nghệ trong Ngành, bảo đảm nguồn nhân lực đủ mạnh cho các dự án chuyển đổi số.
Hoàn thiện các quy định nội bộ liên quan đến bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, bảo đảm tuân thủ pháp luật, đặc biệt đối với các thông tin nhạy cảm trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Xây dựng chính sách, quy chế, quy định quản lý truy cập, khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu số ngành Kiểm sát nhân dân và cơ chế cung cấp dữ liệu theo hình thức dịch vụ. Ban hành quy hoạch dữ liệu số ngành Kiểm sát nhân dân.
Đề xuất danh mục dữ liệu số, cơ chế kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của Công an, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án và các bộ, ban, ngành, địa phương.
Phát triển hạ tầng số
Xây dựng và nâng cấp hệ thống máy chủ, lưu trữ, thiết bị mạng và cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu xử lý dữ liệu lớn. Đảm bảo các đơn vị đều có đầy đủ thiết bị và đường truyền mạnh để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Triển khai mạng dùng chung diện rộng trong ngành Kiểm sát nhân dân, giúp kết nối thông tin giữa các cấp kiểm sát trong toàn quốc, bảo đảm dữ liệu được truyền tải an toàn và nhanh chóng.
Thiết lập trung tâm điều hành, giám sát hệ thống mạng, an toàn, an ninh mạng 24/7, kịp thời phát hiện sớm các sự cố và xử lý các nguy cơ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống CNTT của Ngành khỏi các cuộc tấn công mạng.
Phát triển các nền tảng số
Xây dựng và phát triển nền tảng Bàn làm việc số, nơi cán bộ kiểm sát viên, công chức, viên chức có thể truy cập mọi tài liệu, hồ sơ, thông tin phục vụ công việc trên một nền tảng tập trung.
Hình thành Thư viện số sẽ cung cấp nguồn tài liệu phong phú, phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và nghiệp vụ.
Mở rộng triển khai ứng dụng Trợ lý ảo của VKSND tỉnh Quảng Ninh nhằm hỗ trợ cho cán bộ kiểm sát trong các nhiệm vụ hàng ngày, từ tìm kiếm thông tin, tra cứu văn bản đến theo dõi tiến độ công việc.
Thí điểm triển khai nền tảng Quản lý án hình sự tại 4 cấp Viện kiểm sát, bảo đảm theo dõi chặt chẽ tiến độ các vụ án hình sự, từ khởi tố đến xét xử và thi hành án.
Thiết lập Trung tâm quản lý, điều hành thông minh sử dụng các công nghệ như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để giám sát và điều hành thông minh, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
Phát huy kết quả vượt trội khi thí điểm sử dụng công nghệ số trong việc đánh giá Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) ngành Kiểm sát nhân dân, tiếp tục mở rộng triển khai đến VKSND cấp huyện.
Rà soát, nâng cấp các phần mềm, ứng dụng dùng chung trong Ngành đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Phát triển dữ liệu số
Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thống kê tư pháp giai đoạn từ 2024 trở về trước theo các chế độ báo cáo thống kê hình thành Cổng dữ liệu của ngành Kiểm sát nhân dân để chia sẻ và truy cập dữ liệu công khai theo quy định, giúp các đơn vị trong ngành và các cơ quan liên quan có thể dễ dàng truy xuất thông tin cần thiết, tạo điều kiện tăng cường hợp tác và nâng cao tính minh bạch.
Tận dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích dữ liệu, dự báo xu hướng, hỗ trợ công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và ra quyết định chính xác hơn.
Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu và đồng bộ hóa quy trình nghiệp vụ với các cơ quan khác như Công an, Tòa án và Thi hành án nhằm tạo ra một hệ thống tư pháp liên thông, hiệu quả.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Triển khai các giải pháp, phương án quản lý rủi ro phòng ngừa nguy cơ tấn công mạng như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố, hệ thống kiểm soát truy cập và giám sát an toàn, an ninh mạng liên tục. Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định. Bảo đảm các hệ thống và dữ liệu quan trọng của Ngành được bảo vệ an toàn khỏi các cuộc tấn công mạng.
Tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin để nâng cao kỹ năng và nhận thức của cán bộ về các mối đe dọa an ninh mạng. Đào tạo công chức, viên chức, người lao động có kỹ năng bảo vệ thông tin cá nhân và xử lý các tình huống bất thường.
Thành lập đội ngũ chuyên trách về an toàn, an ninh mạng để tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm, đồng thời đẩy mạnh đào tạo cho đội ngũ này để bảo vệ hệ thống của Ngành trước các nguy cơ tấn công mạng.
Phát triển nguồn nhân lực
Tổ chức các khóa đào tạo về CNTT, chuyển đổi số và an ninh mạng cho tất cả công chức, viên chức giúp họ nắm vững các công nghệ mới và thành thạo trong việc vận hành các hệ thống phần mềm của Ngành.
Định kỳ tổ chức tập huấn kỹ năng, nâng cao nhận thức và đánh giá, kiểm tra về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức và người lao động thông qua nền tảng số.
Cử cán bộ chuyên trách về CNTT tham gia các khóa học nâng cao, chuyên sâu theo các chứng chỉ quốc tế uy tín về quản trị mạng, an toàn thông tin nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới nhất
Bổ sung, tăng cường nguồn nhân lực công nghệ thông tin, chuyển đổi số ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Một số giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
-
1VKSND tỉnh Bình Dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhận Cờ thi đua Ngành
-
2Năm 2025: Tăng cường kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đột xuất theo chuyên đề đối với lĩnh vực nổi cộm
-
3VKSND TP Hà Tĩnh kiến nghị phòng ngừa tình trạng người nghiện ma túy không tự giác đi cai nghiện
-
4Cơ quan điều tra VKSND tối cao tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III
-
57 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.