16 nước EU đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga
16 trong 28 nước thành viên Liên minh châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên ở Anh.
Triển khai quyết định nhân sự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ
Kim Jong-un thăm Trung Quốc, hội đàm Tập Cận Bình
![]() |
Số lượng nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Đồ hoạ: Guardian. |
Hơn 100 nhà ngoại giao Nga được cho là gián điệp đang bị trục xuất khỏi 23 nước, điều Thủ tướng Anh Theresa May gọi là "vụ trục xuất đồng thời lượng nhân viên tình báo Nga lớn nhất lịch sử". Những người Nga bị trục xuất khỏi 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), các nước Ukraine, Na Uy, Macedonia, Albania, Mỹ và Canada.
Đức, Pháp, Ba Lan đề nghị 4 quan chức ngoại giao Nga ở mỗi nước rời đi. Hà Lan và Đan Mạch, mỗi nước trục xuất hai người. Italy trục xuất hai nhà ngoại giao Nga, trong khi Litva tuyên bố trục xuất ba người. Cộng hoà Czech cũng sẽ trục xuất số lượng tương tự. Trong khi đó, Latvia trục xuất một nhà ngoại giao Nga và một nhân viên tập đoàn Aeroflot. Estonia xác nhận trục xuất một tham tán quân sự tại đại sứ quán Nga.
Trong khi đó, Áo, một nước thành viên EU, cho biết sẽ không có bất cứ biện pháp nào ở cấp quốc gia, không trục xuất nhà ngoại giao Nga. Áo tuyên bố là nước trung lập, muốn duy trì các kênh đối thoại với Nga.
Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, bao gồm 48 người tại đại sứ quán và 12 người thuộc phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc, đồng thời ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle. Đến tối qua, Australia là nước mới nhất ủng hộ Anh khi tuyên bố trục xuất hai nhà ngoại giao Nga.
Các nước phương Tây cho rằng Nga đứng sau vụ đầu độc cựu gián điệp hai mang Sergei Skripal và con gái Yulia tại Salisbury, Anh hôm 4/3. Nga đã bác bỏ bất cứ vai trò nào trong vụ đầu độc và đề nghị hợp tác toàn diện để điều tra.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/3 "phản đối quyết liệt" các lệnh trục xuất của phương Tây, cho hay sẽ đáp trả "hành động thiếu thân thiện". Nga trước đó trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh để phản ứng động thái tương tự từ phía Anh.
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
4Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
5Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
6Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
7Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
8Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Bài viết chưa có bình luận nào.