Tổ chức bán vé tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là trái quy định pháp luật
(kiemsat.vn) Đây là khẳng định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Công văn số 3542/BVHTTDL-VHCS gửi UBND TP Hải Phòng về đề nghị bán vé tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
VOV đàm phán xong bản quyền ASIAD 18, khán giả được xem U23 Việt Nam
Tín dụng đen: Đen nhưng không hoàn toàn xấu
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng đinh, đề nghị của UBND TP Hải Phòng về việc bán vé tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là trái quy định. |
Trước đó, tại Công văn số 4655/UBND-VH, UBND TP Hải Phòng đề xuất bán vé cho nhân dân và du khách tham dự các hoạt động vào ngày chính hội tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (ngày 18/9, tức ngày 9/8 âm lịch).
Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong ngày chính hội như: rước đồ thờ tự từ các đình về nơi tổ chức lễ hội (sới chọi trâu) để cung thỉnh các vị thành hoàng về ngự lãm lễ hội; trưng bày sấm trống và dàn chiêng, trống; nghi lễ thượng cờ hội của địa phương có “ông trâu” vô địch năm trước; màn tấu trống chiêng và múa đấu kỳ ngưu; dâng biểu và khởi trống khai hội...
Trước đề xuất này, căn cứ hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn và đề án “Đổi mới công tác tổ chức, quản lý Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: “Các hoạt động nêu trên là một phần nghi thức nằm trong lễ tế, rước của lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Mặt khác, Bộ Văn hóa nhấn mạnh, hoạt động chọi trâu là một phần của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Vì vậy, việc bán vé thu tiền vào ngày 9/8 âm lịch theo đề xuất của UBND TP Hải Phòng là trái với quy định pháp luật, cụ thể là quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ; khoản 4 Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm Công điện số 240/CĐ-TTg (ngày 21/2/2018) của Thủ tướng Chính phủ (trong đó có nội dung: “Nghiêm cấm việc thương mại hóa các lễ hội, tổ chức các hoạt động mang tính bạo lực, phản cảm; phối hợp quản lý chặt chẽ các dịch vụ, ngăn chặn tình trạng tăng giá, chèo kéo, ép khách tại các điểm du lịch, lễ hội”) và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương tới nhân dân và bạn bè quốc tế.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày mùng 9/8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được phục dựng từ năm 1990. Đến năm 2013, lễ hội này được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ khi xảy ra sự cố trâu húc chết chủ tại vòng loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ngày 01/7/2017, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu rà soát, xây dựng phương án tổ chức đảm bảo an ninh, an toàn trong lễ hội và thể hiện đúng, phát huy giá trị tinh thần cốt lõi của di sản. Lễ hội phải mang lại giá trị hưởng thụ đời sống văn hoá tâm linh lành mạnh trong nhân dân. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng, trong 28 năm qua (kể từ khi khôi phục), địa phương mới chú trọng phần chọi trâu, còn ý nghĩa của phần lễ, giá trị tâm linh, tín ngưỡng của lễ hội lại bị coi nhẹ, thậm chí truyền tải chưa đúng.
Xem thêm>>>
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.