Quốc hội sẽ thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 6
(kiemsat.vn) Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 09 dự án luật, cho ý kiến về 06 dự án luật và phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Khai mạc phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhân sự cấp cao
Chủ tịch Quốc hội: Nhà nước thất thoát nhiều lắm trong vấn đề đất đai
Chủ tịch thành phố Trà Vinh bị cách chức
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo |
Chiều nay 18/10, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội sẽ làm việc trong 24 ngày. Dự kiến sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10/2018; họp phiên bế mạc vào ngày 21/11/2018.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp giữa nhiệm kỳ. Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp, dự kiến là 9,5 ngày, chiếm tỷ lệ 40% tổng thời gian của kỳ họp và dành thời gian để thực hiện hoạt động giám sát tối cao; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự và kinh tế - xã hội quan trọng khác.
Ngay tại phiên khai mạc, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước; xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, trong đó có Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt. Đồng thời, Quốc hội cho ý kiến 06 dự án luật trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Thi hành án hình sự, Luật phòng chống rượu, bia... và tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Điểm mới trong hoạt động giám sát là Quốc hội sẽ nghe các Báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; Tổng kiểm toán Nhà nước và những người được chất vấn khác về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018. Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ có liên quan đến các báo cáo này.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là 48 người (hiện có tất cả 50 chức danh thuộc diện này, trừ Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới được Quốc hội bầu do chưa đủ thời gian lấy phiếu).
Xem thêm>>>
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
4Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
5Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
6Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
7Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
8Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
9Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.