Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt tiền mới được xét đặc xá
Bộ Công an đề xuất phạm nhân xếp loại cải tạo từ khá trở lên, đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời gian tù có thời hạn... được xét đặc xá.
Nguyên phó chủ tịch Thanh Hoá được phân công nhiệm vụ mới
“Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi)
Chiều 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi). So với Luật 2007, dự thảo lần này quy định theo hướng thắt chặt điều kiện được đề nghị đặc xá.
Cụ thể, dự Luật giữ nguyên điều kiện được đặc xá là xếp loại cải tạo từ khá trở lên, nhưng phạm nhân phải chấp hành được ít nhất 1/2 thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn thay vì 1/3 thời gian như trước đây; đối với hình phạt tù chung thân thì phạm nhân phải chấp hành ít nhất 15 năm (Luật 2007 là 14 năm).
Ngoài ra, Luật hiện hành quy định người bị kết án phạt tù về tội phạm tham nhũng hoặc một số tội khác do Chủ tịch nước quyết định, phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác thì mới được xét đặc xá. Dự luật sửa đổi theo hướng,"người bị kết án phạt tù về bất kỳ tội gì" phải chấp hành xong hình phạt bổ sung nêu trên mới được đề nghị đặc xá.
Các phạm nhân ở trại giam Thủ Đức (tỉnh Bình Thuận) được đặc xá năm 2015. Ảnh: Quốc Thắng |
Lo ngại không còn đối tượng xét đặc xá
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, các điều kiện đặc xá mà dự luật nêu cơ bản giống điều kiện tha tù trước hạn quy định tại Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì vậy, nếu giữ quy định về điều kiện đặc xá như dự thảo Luật hoặc theo hướng chặt chẽ hơn, sẽ dẫn tới trùng lặp về chính sách do các trường hợp đủ điều kiện xét đặc xá thì cơ bản đã được Tòa án tha tù trước thời hạn.
"Việc này sẽ dẫn tới tình trạng hầu như không còn trường hợp nào để xét đặc xá", bà Nga nói.
Ngược lại, theo bà Nga, nếu sửa đổi theo hướng nới lỏng điều kiện đặc xá so với tha tù trước thời hạn thì sẽ không bảo đảm đúng tính chất của đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nới lỏng cũng không khắc phục được tình trạng đặc xá số lượng lớn, đối tượng rộng như thời gian qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, trong khi Nhà nước đã có nhiều chính sách khoan hồng đối với người bị kết án phạt tù, như miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, tha tù trước thời hạn có điều kiện thì dự thảo Luật cần sửa đổi theo hướng chỉ quy định đặc xá đối với một số trường hợp nhất định. Đó là người lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án phạt tù là nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…
Các phạm nhân này phải đáp ứng điều kiện gồm: phạm tội lần đầu, có ý thức cải tạo tốt, đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: QH |
Bỏ quy định đặc xá nhân ngày lễ lớn
Luật Đặc xá hiện hành quy định ba thời điểm đặc xá gồm: nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật, Chính phủ đề nghị bỏ quy định đặc xá nhân ngày lễ lớn của đất nước.
Uỷ ban Tư pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ nhằm thu hẹp bớt các trường hợp đặc xá. Tuy nhiên, bà Nga đề nghị phải quy định cụ thể trong dự thảo "như thế nào là sự kiện trọng đại của đất nước để bảo đảm tính minh bạch và chủ động khi thực hiện".
Ngoài ra, một số thành viên Uỷ ban Tư pháp cho rằng, thực tế thi hành Luật Đặc xá hơn 10 năm qua, cả 7 đợt đặc xá đều được Chủ tịch nước quyết định nhân ngày lễ lớn của đất nước. Do đó, ban soạn thảo phải giải trình rõ lý do vì sao bỏ thời điểm đặc xá nhân ngày lễ lớn.
Trong 10 năm thi hành Luật Đặc xá, Chủ tịch nước đã 7 lần ban hành quyết định về đặc xá nhân các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước. Cụ thể, năm 2009, Chủ tịch nước ban hành hai quyết định về đặc xá, một lần đặc xá nhân dịp tết Nguyên đán Kỷ Sửu và một lần nhân dịp Quốc khánh 2/9. Năm 2010, 2011, 2013, 2015, 2016, mỗi năm Chủ tịch nước ban hành một quyết định về đặc xá nhân dịp Quốc khánh. Tổng số phạm nhận đã đặc xá trong 10 năm là gần 85.900 phạm nhân, hơn 1.100 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 13 phạm nhân được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để phục vụ yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước. |
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.