Khi người điên là mối lo của xã hội

28/11/2017 03:36

(kiemsat.vn)
Thực tế cho thấy, những vụ án do người điên gây ra thường để lại hậu quả đau lòng. Nạn nhân trong các vụ án này thường là người già, phụ nữ và trẻ em. Nỗi lo âu của người dân và chính quyền địa phương về người điên gây thảm án là có cơ sở.

Với những người bị bệnh tâm thần, gia đình có ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên, thói quen coi nhẹ “đơn giản hóa mọi vấn đề” với nhiều người đã khiến không ít gia đình chỉ quan tâm và xử lý khi người bệnh “lên cơn”. Nghĩa là khi các hành vi bất bình thường của người bệnh phát ra… và theo thông lệ, những người thân trong gia đình sẽ đưa đến bệnh viện hoặc là nhốt người bệnh vào một chỗ nào đó hoặc cử người giám sát… Cách giải quyết mang tính “tình thế“ về cơ bản để trách hậu họa khi đó.

Dư luận hoang mang, người dân bàng hoàng

Tối 26/11/2017, các trang mạng báo chí đồng loạt đưa tin, theo dantri.vn khoảng 13h chiều cùng ngày, nghi phạm Hoàng Nhất Giang (34 tuổi, ngụ quận 11, TPHCM, là bảo vệ dân phố thuộc phường 5, quận 11) đang ngồi gần địa chỉ 96 Trịnh Đình Trọng (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM). Lúc này, cháu N. H. V. K. (6 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) đi ngang qua đường, ở phía trước mặt Giang. Vừa thấy bé K., Giang chụp lấy con dao chạy đến tấn công và cắt vào cổ bé K. khiến nạn nhân gục xuống đường.

Khi người điên là mối lo của xã hội Hiện trường vụ án và nghi phạm (nguồn internet)

Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng bé K. đã tử vong. Ngay khi nhận tin báo về vụ án, Công an quận Tân Phú nhanh chóng có mặt phối hợp với Công an TPHCM khám nghiệm hiện trường, khống chế đưa đối tượng Giang về trụ sở để lấy lời khai, lập hồ sơ. Theo một nguồn tin, bảo vệ dân phố Giang bị tâm thần phân liệt và có giấy chứng nhận tâm thần.

Khi người điên giết người

Như báo congantphcm.vn, đăng tải. Ngày 25/07/2014, người thân của gia đình bất ngờ phát hiện xác bà Vũ Thị Nguyệt (88 tuổi) và con dâu Lê Thị Toàn (50 tuổi) cùng bị giết tại nhà riêng ở thôn 10, xã Triệu Thành. Khi phát hiện hai nạn nhân, mọi người đều cho rằng chính con trai bà Nguyệt là Hoàng Văn Thanh đã gây ra. Chính quyền địa phương cho biết Thanh mắc bệnh tâm thần, nhiều lần dùng dao dọa chém người thân trong gia đình. Sau đó, tại cơ quan Công an, Thanh thừa nhận đã gây ra án mạng cho mẹ và vợ.

Thực hiện quyết định đình chỉ việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngày 25/03/2015 Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tỉnh Thanh Hóa đã đến Viện pháp y tâm thần trung ương tiếp nhận và đưa Thanh về giao cho gia đình, địa phương quản lý…

Những nguy hiểm tiềm ẩn rình rập 

Khi người điên là mối lo của xã hội Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Đôi khi sự vô tâm, chủ quan của những người trong gia đình đã trở thành tác nhân dẫn đến bao hậu quả đau lòng. Sự vô tâm nói đến chính là việc thiếu chú ý đến những trạng thái tâm lý bất ổn của thủ phạm. Thậm chí do ức chế với những biểu hiện khác thường của người bệnh, nhiều người thân còn vô tình tạo áp lực, gây thêm ức chế cho người bệnh. Khi người bệnh sau đợt điều trị trở về với gia đình, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và sẻ chia của các thành viên trong gia đình sẽ là liều thuốc an thần quý giá với những con bệnh tâm thần, hoang tưởng. Hơn bao giờ hết những người có khiếm khuyết, không có khả năng làm chủ bản thân rất cẫn sự hỗ trợ của những người thân.

Giải pháp nào, để người điên không còn là nỗi lo

Theo quy định của pháp luật, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, mà phải thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Cộng đồng xã hội, cần có sự bao dung, cảm thông với những người bị bệnh tâm thần. Tránh kì thị, đối xử thô bạo với họ. Cùng với gia đình, cộng đồng, mà chủ yếu là những người sống gần với người bệnh, tham gia giám sát, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường từ người bệnh.

Về phía nhà nước, cần tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình có người mắc bệnh trong việc điều trị căn bệnh, phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng theo dõi, giám sát các hành vi của người bệnh.

Khi người điên là mối lo của xã hội Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Bên cạnh đó cần có sự đầu tư hợp lý đối với các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần. Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh còn cần sự đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng số giường bệnh. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến căn bệnh này tại các tuyến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên trong cộng đồng nhằm hạn chế và tiết giảm những hậu quả đau lòng do người mắc bệnh tâm thần gây ra với gia đình, cộng đồng và xã hội.

Anh Minh
(tổng hợp)

Xem các tin có liên quan >>>>>

Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?

Vụ thảm án 4 người ở Hà Giang: Nghi phạm là người tâm thần

Người tâm thần bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự khi nào?

(1) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang