Kê đơn thuốc phải có chứng minh nhân dân: Bác sĩ và người bệnh không "mặn mà"
Đối với quy định từ ngày 1.3, khi kê đơn thuốc trẻ dưới 72 tháng tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ, dường như cả bác sĩ và người bệnh không "mặn mà".
Ngày Tết, động tí là “choảng nhau”: Vì sao nên nỗi?
An toàn thực phẩm mùa lễ hội: Chuyện chưa bao giờ cũ
Đối với quy định từ ngày 1.3, khi kê đơn thuốc trẻ dưới 72 tháng tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ, dường như cả bác sĩ và người bệnh không "mặn mà".
Hôm nay (1.3) Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú có hiệu lực. Trong đó, việc khi kê đơn thuốc trẻ dưới 72 tháng tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ được nhiều người quan tâm.
Đưa con gái 3 tuổi bị sốt kéo dài đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong sáng 1.3, chị Nguyễn Thu Chinh (số nhà 61, ngõ 68 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Sau khi mua sổ và số, con chị được khám và cho thuốc về điều trị như mọi khi, nghĩa là bác sĩ không hỏi đến chứng minh nhân dân của bố hay mẹ khi kê đơn thuốc ngoại trú.
Tại khu khám bệnh, các phụ huynh đều nhận được đơn thuốc tương tự, không phải trình số chứng minh nhân dân hay số thẻ căn cước.
Ngày 1.3, hoạt động khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn diễn ra như mọi ngày. Việc kê đơn thuốc ngoại trú chưa được thực hiện. Một bác sĩ khoa khám bệnh (xin giấu tên) cho biết: Thông tư đã quy định thì các bác sĩ sẽ phải thực hiện, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc thấy không hợp lý sẽ có những phản hồi.
Tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, ngày 1.3, trong số bệnh nhân đến khám có cả trẻ dưới 6 tuổi. Tuy vậy, các bác sĩ bệnh viện vẫn thực hiện đơn cũ, không có phần ghi số chứng minh nhân dân của bố hoặc mẹ.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, một bác sĩ Khoa Nhi khi được hỏi về quy định trên cho biết: Hôm nay, bệnh viện chưa triển khai nhưng sắp tới sẽ thực hiện theo đúng quy định.
Tuy nhiên, vị bác sĩ cũng cho rằng: Theo quy định mới, khi đi khám chữa bệnh cho con, bố mẹ phải mang theo cả chứng minh nhân dân để đọc số chứng minh nhân dân trong trường hợp không nhớ. Nếu cha, mẹ quên mang chứng minh nhân dân và cũng không nhớ số thì lại phải trở về nhà để lấy. Nhưng trong trường hợp người đưa trẻ đi khám, chữa bệnh không phải là cha, mẹ thì phải làm thế nào?
Nhiều bác sĩ khi được hỏi cũng có chung băn khoăn: Quy định này sẽ khó khả thi, gây nhiều phiền hà, rắc rối cho người đưa trẻ đi khám, chữa bệnh và ngược lại với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính của Nhà nước. Đặc biệt, quy định nêu trên cũng khiến nhiều người băn khoăn rằng liệu từ nay, đi mua thuốc cho con có phải mang theo chứng minh nhân dân để đối chiếu với số chứng minh nhân dân trên đơn thuốc hay không?
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.