Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất
Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng, Ban Bí thư đưa ra Quyết định 99 về công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát là rất tốt, việc này cần làm và phải làm sát sao.
Xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh ngay trong quý I/2018
Thông báo kết quả Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Đại biểu QH đề xuất công khai tài sản trên báo, đài
Ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ). Ảnh: báo Lao động
Việc kê khai tài sản được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, thông qua hoạt động của MTTQ…
“Không có gì khó khăn”
Theo ông Phạm Trọng Đạt, việc công khai tài sản của lãnh đạo không có gì khó khăn, thậm chí còn giúp cho việc chống tham nhũng được dễ dàng hơn. Khi kê khai tài sản, càng minh bạch càng tốt.
Cũng theo ông Đạt, việc kê khai tài sản dựa trên tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm. Khi kê khai mà che giấu thì rất khó để biết được tài sản “ngầm” của họ nên trước tiên mỗi cán bộ cần phải trung thực. Những trường hợp che giấu, sau này nếu phát hiện được phải xử lý thật nghiêm. Việc xử lý đã có trong luật và Nghị định 78.
Ông Trần Ngọc Vinh – Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XII, XIII, Chủ tịch Hội Luật gia TP.Hải Phòng – cho rằng, yêu cầu kê khai tài sản của cán bộ, công chức đã có từ lâu nhưng quy định công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị… thì đúng là một nét rất mới, là một chủ trương rất tốt, rất đúng đắn.
Theo ông Vinh, thời gian gần đây, nổi cộm lên một số vụ án, sự việc xảy ra có tình trạng kê khai không trung thực. Khi kê khai rất bình thường nhưng khi bị thanh tra, kiểm tra lại có khối tài sản lớn. Đây chính là vấn đề mà chúng ta cần đặt ra câu hỏi để giải quyết. Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ thực hiện kê khai, còn việc kê khai chưa được giám sát kê khai đúng hay sai chưa có cơ quan nào đi giám sát, đi kiểm tra.
“Đọc lý lịch của các cán bộ, nhất là các cán bộ thời kỳ trước, hầu hết phần lớn đều ghi là gia đình bần cố nông, tức là một tấc đất cắm dùi cũng không có. Vậy tại sao bây giờ lắm đất, lắm nhà vậy? Tiền đó ở đâu ra?
Với lương công chức hiện nay, giỏi lắm nuôi được 2 con đi học đại học, có cuộc sống cơ bản là hết. Tôi thật chẳng hiểu sao có nhiều cán bộ nhà nước lại kiếm tiền mua xe ôtô, đất đai giỏi như vậy?” – ông Vinh nói.
Cần giám sát cả tài sản của vợ con, người thân người có chức quyền
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Vinh, để làm được điều này còn một số khó khăn bởi hiện nay nước ta đang tiêu tiền mặt, do vậy chưa quản lý được việc chi tiêu. Ở nước ngoài, hầu hết đều chi tiêu qua thẻ và khi bắt đầu vào bất cứ công việc nào đó đã phải kê khai tài sản. Như vậy, hằng năm cơ quan quản lý sẽ rất dễ kiểm tra tài sản tăng thêm.
Góp ý cho việc triển khai thực hiện, ông Vinh cho rằng: Trước tiên, cần có bộ phận thực hiện từ chủ trương sang hành động một cách chặt chẽ, giám sát nghiêm minh và có định kỳ. Ngoài ra, cần có giám sát cả tài sản của vợ con, người thân của người có chức, có quyền.
“Thực tế, có nhiều người để khối tài sản mang tên vợ, tên con, tên người thân, vì thế cần phải có chế tài đối với các đối tượng liên đới. Mặt khác, theo quy định của ngân hàng hiện nay thì thông tin của khách hàng được bí mật. Vì thế, cần có quy định với đối tượng nhất định, ngân hàng phải cung cấp cho các cơ quan có chức năng giám sát, kiểm tra. Khi phát hiện ra, cần tính đến hậu xử lý như thế nào, thu hồi tài sản ra sao” – ông Vinh cho hay.
Nhận định về đối tượng cần kiểm tra kê khai tài sản, ĐBQH khoá XII, XIII cho rằng ngoài những người có chức quyền, cần có thêm cả những người làm công việc nhạy cảm, có liên quan đến kinh tế.
Theo ông Vinh, nếu làm tốt chủ trương này có thể ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi dụng quyền hạn, chức vụ để thu vén riêng, tích lũy tài sản.
Bên cạnh đó, còn thể hiện sự công bằng trong xã hội.
Người kê khai tài sản, thu nhập, người giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật như sau:
a) Đối với cán bộ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm;
b) Đối với công chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức;
c) Đối với viên chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức;
d) Đối với người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức;
đ) Đối với người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân áp dụng theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. (Điều 29, Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập về việc xử lý kỷ luật đối với người kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực). T.XTheo Báo Lao động
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng: Mở rộng phạm vi điều chỉnh với khu vực ngoài nhà nước
Chống tham nhũng: Cần mở rộng diện công khai tài sản
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.