Chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ, kỳ bí của 21 di sản UNESCO mới được công nhận
21 địa điểm mới ở Brazil, Ba Lan, Campuchia, Đức… vừa được thêm vào danh sách Di sản UNESCO vào đầu tháng 7 vừa qua, nâng tổng số di sản thế giới của UNESCO lên con số 1.073.
Dư luận trái chiều trước việc Mỹ rút khỏi UNESCO
Đại sứ Phạm Sanh Châu đỗ vào vòng 3 tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO
Việt Nam có ứng cử viên chức Tổng Giám đốc UNESCO
Sambor Prei Kuk, Campuchia, là một địa điểm khảo cổ được xây dựng từ thời tiền Angkor (cuối thế kỷ thứ 6 đến 9), đã bị phá hủy khá nhiều, gồm các ngôi đền, tháp bát giác với các bức tượng thần Shiva, sư tử…
Đảo Okinoshima hoang vắng ở tây nam Nhật Bản, là đảo thiêng, hoàn toàn cấm phụ nữ đặt chân lên đảo.
Thị trấn cổ Hebron/Al-Khalil, Palestine, được xây dựng từ đá vôi trong thời kỳ Mamluk, từ 1250 đến 1517.
Khu hồ Lake District, Anh cuối cùng cũng được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO sau rất nhiều năm. Nằm ở miền núi Tây Bắc nước Anh, khu vực này nổi tiếng với hồ nước, rừng và đồi núi, đã đi vào nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả nổi tiếng thế kỷ 19.
Tuyến phòng thủ Croatia, Italy và Montenegro, gồm tới 15 tòa thành trải dài gần 1.000km từ vùng Lombard của Italy tới phía đông bờ biển Adriatic.
Công viên quốc gia Los Alerces, Patagonia, Argetina, rộng hơn 2.630km2, dọc theo biên giới Chile, nổi tiếng với loài cây alerce có tuổi thọ cao nhất thế giới, có thể lên tới 3.000 năm, mà công viên được đặt tên theo. Công viên này có đủ rừng, sông hồ, thác nước…
Thành phố Yazd, Iran, có khí hậu khắc nghiệt vì sa mạc bao quanh, nổi tiếng với kiến trúc và đồ thủ công mỹ nghệ, tơ lụa Ba Tư đặc trưng.
Aphrodisias, Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt theo tên của Nữ thần tình yêu Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp, với các con phố của bao quanh khu vực trung tâm gồm các đền thờ, nhà hát…
Hầm mỏ Tarnowskie Gory, Ba Lan, trước đây chuyên khai thác chì, kẽm, bạc, phần lớn nằm dưới lòng đất, vẫn còn giữ được các hầm thông gió, đường hầm…
Hang Swabian Jura, Đức – khi người hiện đại đến Châu Âu vào khoảng 43.000 năm trước, họ đã chọn nơi này để sinh sống.
Hy Nhĩ, còn gọi là Khả Khả Tây Lý, Trung Quốc, là cao nguyên rộng và cao nhất thế giới, ở độ cao trung bình 4.800m so với mực nước biển, khí hậu khắc nghiệt nhưng lại có nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có 20 loài có mặt trong Sách đỏ Trung Quốc.
Kulangsu, Trung Quốc – hòn đảo nhỏ rộng có 2km2 và chỉ đi bộ này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm nhờ văn hóa và phong cảnh, kiến trúc đặc sắc.
Asmara, Eritrea – nổi tiếng với kiến trúc đa dạng, từ các rạp phim theo phong cách art deco đến những tòa nhà theo trường phái Tương lai.
Bến tàu Valongo, Brazil – nơi hàng triệu nô lệ Châu Phi đặt bước chân đầu tiên vào Brazil trên những phiến đá của bến tàu này.
Thị trấn Mbanza Kongo, Angola, là thủ phủ chính trị, tôn giáo của Vương quốc Kongo – một trong những vương quốc lớn nhất khu vực phía nam Châu Phi từ thế kỷ 14 – 19.
Taputapuatea, Polynesia, nằm ở khu vực khảo cổ học Taputapuatea, từng là trung tâm tôn giáo của đông Polynesia.
Khu vực Dauria, Mông Cổ và Nga, với phong cảnh tuyệt đẹp, kéo dài từ phía đông Mông Cổ tới vùng Siberia của Nga và đông bắc Trung Quốc.
Khomani, Nam Phi, nằm ở khu vực biên giới Botswana và Namibia, nơi những người Khomani San thích nghi với khí hậu hoang mạc khắc nghiệt.
Theo lao.dong
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.