Tò he - Nét đẹp dân gian Việt Nam
Ngày đăng : 10:18, 12/11/2018
Tên gọi tò he bắt nguồn từ việc nói lái đi của từ “tò te”, do trước kia sản phẩm này thường được gắn vào một chiếc kèn ống, khi thổi phát ra âm thanh “tò te…tò te…” rất vui tai. |
Thông thường tò he có hình dáng các con vật gắn liền với nghề nông truyền thống: trâu, bò, lợn, gà… Phục vụ các mẹ các bà đi lễ chùa thì có hình các loại trái cây, mâm xôi, nải chuối… hoặc hình tượng các nhân vật lịch sử, truyền thuyết dân gian mà trẻ em yêu thích. |
Ngày nay, tò he đã phong phú hơn nhiều với vô vàn hình thù khác nhau phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng: Từ Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, các siêu anh hùng Batman, Người Nhện… đến các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Doaremon, Picachu, mèo Kitty, gấu Pooh… |
Nguyên liệu chính để làm tò he là gạo tẻ trộn với một phần gạo nếp với tỉ lệ sao cho bột gạo phải dẻo, dễ nặn nhưng không được dính tay. Gạo sau khi được trộn đem ra xay nhuyễn cho thật mịn, trộn với chút nước rồi treo khoảng 4 tiếng cho róc khô nước. Thứ bột ấy sau đó được trộn với nước màu, đem đồ chín thành bột nặn. |
Ngày xưa, màu sắc dùng để nhuộm bột được lấy từ cây nhà lá vườn: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen thì dùng cây nhọ nồi, màu xanh từ lá riềng hoặc lá trầu không; các màu sắc trung gian khác đều được phối từ bốn màu cơ bản trên. |
Màu sắc bắt mắt của các sản phẩm tò he thu hút giới trẻ |
Dạo phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà nội vào dịp cuối tuần, du khách dễ dàng bắt gặp những hòm hàng tò he được bày bán đối diện với cổng đền Ngọc Sơn. |
|
Đã từng có một khoảng thời gian dài, nghề tò he đứng trước nguy cơ bị mai một, vì giờ đây khi cuộc sống đổi thay, những thứ đồ chơi hiện đại đang dần thay thế những trò chơi dân gian. Thế nhưng, trải qua những thăng trầm lịch sử, nghề tò he vẫn giữ vững được đến bây giờ, phần vì tình yêu nghề của các nghệ nhân và phần vì người ta vẫn muốn được sống lại những ký ức của Tết xưa. |
Xem thêm >>>