Năm 2018: Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh
Ngày đăng : 13:18, 17/05/2018
Để đạt được những mục tiêu xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh bằng mức trung bình của các nước ASEAN 4, đòi hỏi phải có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực.
Ảnh minh họa (Internet) |
Chính vì vậy, mục tiêu của Chính phủ đưa ra tại Nghị quyết này là tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Kiên định các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19/2016/NQ-CP và Nghị quyết 19/2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh qụốc gia; đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Vỉệt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4.
Theo đó, tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong đó, cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp. Cụ thể là:
- Khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc; giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc; giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc.
- Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
- Giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xoá bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể là cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thư 67/136 quốc gia); từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160 quốc gia) .
Xem toàn bộ Nghị quyết tại đây
Xem thêm >>>
Có được làm việc cho công ty đối thủ khi đã kí thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh?