Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 23/2024
Ngày đăng : 15:05, 06/12/2024
Mục lục Tạp chí Kiểm sát in số 23/2024:
Bài viết: Xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự. Tác giả: Nguyễn Thành Chung.
Bài viết: Một số bất cập của quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự. Tác giả: TS. Nguyễn Phương Lan.
Bài viết: Trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền nhân thân trên mạng xã hội. Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Trà My.
Bài viết: Vai trò của Kiểm sát viên trong các hoạt động điều tra. Tác giả: TS. Đặng Văn Thực.
Bài viết: Xác định quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn căn cứ vào “lợi ích tốt nhất của trẻ”: Nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả: ThS. Ngô Khánh Tùng.
Trên chuyên mục NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI, qua bài viết “Xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự”, tác giả Nguyễn Thành Chung nhấn mạnh ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội của thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự. Đây là thủ tục duy nhất tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét lại bản án, quyết định có sai lầm nghiêm trọng theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bài viết “Một số bất cập của quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong các gio dịch dân sự” của tác giả Nguyễn Phương Lan phân tích một số trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự, chỉ ra những vướng mắc, bất cập khi vợ, chồng xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trên cơ sở đại diện; qua đó phân định rõ các giao dịch phát sinh từ quan hệ đại diện với các nghĩa vụ chung về tài sản giữa vợ và chồng.
Trong những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã triển khai nhiều biện pháp đổi mới kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là nội dung chính trong bài viết: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ ngành kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới” của tác giả Tăng Ngọc Tuấn trên chuyên mục CÔNG TÁC KIỂM SÁT.
Qua bài viết: “Bàn về xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo luật hòa giải, đối thoại tại tòa án” trên chuyên mục THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM, tác giả Bùi Ai Giôn phân tích về việc xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020, đồng thời chỉ ra những vướng mắc, bất cập về những quy định này và từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con, pháp luật các quốc gia ghi nhận cơ chế xác định quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn và “lợi ích tốt nhất của trẻ” là yếu tố quan trọng được Tòa án xem xét khi giải quyết vấn đề này. Bài viết “Xác định quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn căn cứ vào “lợi ích tốt nhất của trẻ”: Nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc” trên chuyên mục THÔNG TIN KHOA HỌC phân tích quy định của pháp luật Trung Quốc và Việt Nam về xác định quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn căn cứ vào “lợi ích tốt nhất của trẻ” và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
Ngoài ra, Tạp chí Kiểm sát số 23/2024 còn có một số bài viết như: “Về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính khi người kháng cáo vắng mặt ” của tác giả Trần Quốc Văn; “Vai trò của Kiểm sát viên trong các hoạt động điều tra ” của tác giả Đặng Văn Thực; “Trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền nhân thân trên mạng xã hộ” của tác giả Nguyễn Thị Trà My…
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!
|