Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 20/2023
Ngày đăng : 13:38, 26/10/2023
|
Trong Chuyên mục Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, bài viết “Vai trò và yêu cầu đối với Viện kiểm sát nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu khẳng định: Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với xây dựng nền công tố mạnh trong thiết chế Viện kiểm sát nhân dân, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp cần tiếp tục được mở rộng về đối tượng, phạm vi kiểm sát; các phương thức kiểm sát hoạt động tư pháp do luật quy định cần được áp dụng đầy đủ, linh hoạt trong từng lĩnh vực công tác; các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị cần được quy định cụ thể hơn, có cơ chế đảm bảo thực hiện.
Hiện nay, quy định về công tác nắm bắt, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, xác minh sơ bộ nguồn tin về tội phạm của Công an cấp xã chưa cụ thể, rõ ràng như: Chưa quy định trách nhiệm thông báo bằng văn bản của Công an cấp xã cho người tố giác, Viện kiểm sát; chưa hướng dẫn trình tự, thủ tục, cách thức thông báo việc người phạm tội đầu thú, tự thú tại Công an cấp xã cho Viện kiểm sát… Đây là nội dung được đề cập trong bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xác minh sơ bộ nguồn tin về tội phạm của Công an cấp xã” của tác giả Hoàng Đình Tiến trên Chuyên mục Công tác kiểm sát.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Tùng, để bảo đảm sự vận hành của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả, đúng mục đích, chống lạm quyền, cần xác định các điều kiện bảo đảm, trong đó nhấn mạnh về sự lãnh đạo của Đảng và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ chế pháp lý cần và đủ để các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, người dân kiểm soát được việc thực hiện quyền lực của các cơ quan này… Nội dung này được thể hiện trong bài viết “Bảo đảm hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Chuyên mục Nghiên cứu - Trao đổi.
Bên cạnh đó, Tạp chí Kiểm sát số 20/2023 còn có các bài viết đáng chú ý như: “Một số vướng mắc trong thực hiện quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án” của tác giả Nguyễn Thị Huân; “Trao đổi về cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội hiếp dâm” của tác giả Hoàng Quảng Lực; “Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng” của tác giả Nguyễn Cẩm Tú - Tăng Ngọc Kim Mỹ...
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!
Mục lục Tạp chí Kiểm sát in số 20/2023:
Bài viết: Vai trò và yêu cầu đối với Viện kiểm sát nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu.
Bài viết: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xác minh sơ bộnguồn tin về tội phạm của Công an cấp xã. Tác giả: Hoàng Đình Tiến.
Bài viết: Kinh nghiệm xây dựng sơ đồ tư duy báo cáo án hình sự. Tác giả: Lê Xuân Quang.
Bài viết: Một số vướng mắc trong thực hiện quyền “đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án”. Tác giả: Nguyễn Thị Huân.
Bài viết: Trao đổi về cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội hiếp dâm. Tác giả: Hoàng Quảng Lực.
Bài viết: Về giải quyết tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và một số đề xuất. Tác giả: ThS. Ngô Khánh Tùng.
Bài viết: Vướng mắc khi áp dụng tình tiết “trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định”. Tác giả: Ngô Xuân Hưng.
Bài viết: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng. Tác giả: Nguyễn Cẩm Tú - Tăng Ngọc Kim Mỹ.
Bài viết: Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến yêu cầu tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tác giả: Bùi Phương Dung.