Bắt 02 cán bộ CDC tỉnh Lâm Đồng do liên quan đến Công ty Việt Á
Ngày đăng : 12:26, 26/08/2022
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng tống đạt Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Thị Hoa. |
Theo kết quả điều tra ban đầu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, hai đối tượng này đã thực hiện hành vi nâng khống giá thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm. Đồng thời, cả hai còn thực hiện xét nghiệm mẫu gộp nhưng lại công khai trên giấy tờ là mẫu đơn. Sau đó bán lại sinh phẩm, kit test và các vật tư xét nghiệm dư cho Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á để lấy tiền.
Hành vi sai phạm của Đạt và Hoa được xác định xảy ra trong đợt cao điểm của dịch bệnh Covid-19 từ giữa tháng 6 đến tháng 11/2021 với số tiền chiếm đoạt được xác định khoảng 600 triệu đồng.
Lực lượng chức năng khám xét nơi làm việc của bị can Nguyễn Xuân Đạt và Phạm Thị Hoa. |
Trước đó, liên quan đến vụ Việt Á, tháng 6/2022, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng công bố sau kết luận thanh tra Chuyên đề mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, bộ xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống Covid-19 trên địa bàn trong năm 2020 và 2021.
Theo đó, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã trúng 16 gói thầu với giá trị dự toán hơn 41,6 tỉ đồng; giá trị trúng thầu là gần 35,3 tỉ đồng; giá trị sau thương thảo, ký hợp đồng là 35,1 tỉ đồng; giá trị nghiệm thu đến 31/12/2021 là 33,9 tỉ đồng; giá trị thanh toán là hơn 25,7 tỷ đồng và còn lại 8,1 tỉ đồng chưa thanh toán.
Cụ thể, CDC Lâm Đồng nghiệm thu, thanh toán 7 gói thầu với trị giá hơn 16,6 tỉ đồng, đã thanh toán đủ; Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nghiệm thu, thanh toán 2 gói thầu trị giá hơn 4,1 tỉ đồng, đã thanh toán gần 2,6 tỉ đồng, còn lại hơn 1,3 tỉ đồng chưa thanh toán và Bệnh viện II Lâm Đồng với 7 gói thầu, giá trị nghiệm thu hơn 13,1 tỉ đồng, đã thanh toán 6,3 tỉ đồng, còn lại 6,8 tỉ đồng chưa thanh toán.
Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội “Tham ô tài sản” như sau:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.