Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 16/2022
Ngày đăng : 10:28, 22/08/2022
Trong chuyên mục Sự kiện - Vấn đề, bài viết “Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác truyền thống đặc biệt giữa VKSND hai nước Việt Nam và Lào” của tác giả Vũ Thị Hải Yến đã thể hiện rõ ràng quan điểm: Kế thừa và phát huy kết quả hợp tác giữa hai nước trong 60 năm và giữa ngành Kiểm sát hai nước trong 25 năm qua, với định hướng và quyết tâm của lãnh đạo VKSND tối cao, mỗi bước tiến trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào đều ghi nhận sự đóng góp tích cực của VKSND, góp phần đưa quan hệhữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.
Bài viết “Kinh nghiệm phát hiện vi phạm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động” của tác giả Nguyễn Xuân Hòa - Nguyễn Thị Thu Hải tại chuyên mục Công tác kiểm sát đã phản ánh thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động của VKSND tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt trong phát hiện, tổng hợp một số dạng vi phạm phổ biến để ban hành kháng nghị; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm đối với Kiểm sát viên trong giải quyết các vụ việc cụ thể.
Theo PGS.TS. Trần Văn Độ, cần hoàn thiện Bộluật Hình sự năm 2015 theo hướng bổ sung các tội liên quan đến hành vi làm giàu bất hợp pháp; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan trong Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Việc này có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Quan điểm trên được thể hiện qua bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tội phạm hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp” tại chuyên mục Nghiên cứu - Trao đổi.
Cũng tại chuyên mục này, bài viết “Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự” của tác giả Vũ Hoàng Anh đã phân tích, chỉ ra các hạn chế, bất cập của Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 về các nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự, bao gồm: Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh; nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác; nghĩa vụ có mặt, tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập hợp lệcủa Tòa án; từ đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Nhận thức về tính chất nguy hiểm và phức tạp của tội phạm công nghệcao, các quốc gia phát triển trên thế giới đã sớm thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ để xử lý và ngăn chặn hiệu quả tội phạm này. Bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về xử lý tội phạm công nghệcao và một số khuyến nghị cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Chi Mai tại chuyên mục Thông tin khoa học đã giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trong xử lý tội phạm công nghệcao và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tạp chí Kiểm sát số 16/2022 còn có các bài viết đáng chú ý như: Một số lưu ý khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của tác giả Tạ Đình Đề; Bàn về một số căn cứ không khởi tố vụ án hình sự của tác giả Nguyễn Quý Khuyến - Đinh Khắc Tiến; Về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự của tác giả Đặng Văn Phượng - Hoàng Đình Dũng...
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!