Những nghi vấn về tính minh bạch trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục

Ngày đăng : 10:36, 04/06/2022

(Kiemsat.vn) - Hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục hiện nay của của một số doanh nghiệp đặt ra nhiều nghi vấn về tính minh bạch khi một số đơn vị này trúng hàng loạt gói thầu có giá trị lớn thuộc vốn ngân sách Nhà nước với giá thiết bị cao hơn nhiều lần so với giá thị trường?

Công ty Cổ phần TM được biết đến là một trong những công ty có “bề dày” thành tích trong hoạt động đấu thầu; chỉ tính từ 2016 đến nay, Công ty này  đã tham gia hơn 100 gói thầu có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trong đó trúng khoảng 80 gói thầu (ước tính tổng giá trị hơn 900.000.000.000 đồng), chủ yếu là tại địa bàn các tỉnh  và thành phố Hà Nội.

Tính riêng giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2022, Công ty đã trúng 29 gói thầu; trong đó, có 23 gói thầu với vai trò độc lập. Nhiều gói thầu trúng thầu sát giá dự toán do chủ đầu tư đưa ra; tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước đều rất thấp.

Điển hình như gói thầu: Mua sắm, lắp đặt thiết bị thuộc dự án mua sắm và lắp đặt thiết bị giáo dục cho trường THCS. Gói thầu có giá 4.841.376.000 đồng .Công ty này là nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu với giá 4.830.960.000 đồng.

Tương tự tại gói thầu: Mua sắm trang thiết bị bổ sung cho hạ tầng CNTT năm 2021 thuộc dự án Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 năm 2021 (dự án “Đầu tư xây dựng Đại học trở thành Đại học số hóa theo định hướng nghiên cứu” của Ban Quản lý các dự án). Gói thầu này có giá 11.291.940.000 đồng, được tổ chức đấu thầu qua mạng. Công ty đã trúng thầu với mức 11.206.950.000 đồng.

Tại một gói thầu khác: Mua sắm trang thiết bị cấp cho các trường học thuộc các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2020 (gói thầu này do Công ty Cổ phần Tư vấn và Quản lý Đầu tư công nghệ Thủ Đô mời thầu) có giá 27.376.993.600 đồng. Công ty đã trúng thầu với giá 27.164.077.900 đồng.

Một loạt gói thầu khác cũng có tỉ lệ tiết kiệm rất thấp, như: Gói thầu số 7 có giá 8.811.983.000 đồng , với những hạng mục: Thiết bị hành chính, màn hình led, đường cáp ngầm 22KV, trạm biến áp; Gói thầu này đã được liên danh 3 nhà thầu trúng thầu với giá hơn 8.772.983.007 đồng. Gói thầu số 13 bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập (mới 100%) thuộc Dự án đầu tư xây dựng trường THCS trúng thầu độc lập với giá 8.193.030.000 đồng.

Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều nghi vấn “nâng” giá thiết bị khi những thiết bị mà nhà thầu này cung cấp được cho là cao hơn nhiều so với giá thiết bị đó trên thị trường ở thời điểm đấu thầu.

Cụ thể, tại gói thầu TB01, được mời thầu vào tháng 6/2021 do Ban Quản lý các dự án (đồng thời làm bên mời thầu) về cung cấp, lắp đặt thiết bị phòng học thông minh thuộc dự án “Tăng cường năng lực cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng học thông minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy cho Trường Đại học. Ngày 11/06/2021, Giám đốc Ban quản lý các dự án đã ký Quyết định số 1872/QĐ-QLCDA cùng phụ lục kèm theo về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; gói thầu này có giá 19.677.480.000 đồng, yêu cầu mua sắm cho danh mục gồm 11 loại hàng hóa.

Gần 2 tháng sau, ngày 02/08/2021, Giám đốc Ban quản lý các dự án đã ký Quyết định số 746/QĐ-QLCDA về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu TB01, công bố đơn vị trúng thầu là Công ty với giá trúng thầu là 19.442.192.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi rà soát ngẫu nhiên một số thiết bị tại Danh mục hàng hóa trúng thầu của nhà thầu và đối chiếu với giá thị trường ở thời điểm đó nghi có sự chênh lệch. Tại hạng mục số 11 là sản phẩm Bộ thu micro không dây MW1-RXF5 với các thông số kỹ thuật như: Nguồn điện: 12V~18V, 500mA, Tín hiệu điều chế: FM, Tần số lựa chọn: PLL,Dải tần số: 722Hz~746MHz, Tần số ổn định: ± 0.005%,Tỉ lệ S/N: >100dB, Anten: X2, Kết nối: BNC,… Trung bình giá trên thị trường thời điểm đó khoảng 5.830.000 đồng/chiếc, với tổng số lượng 54 chiếc thì tổng giá ước tính khoảng 314.820.000 đồng.

Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin!

PV